Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giúp cô, trò sáng tạo

GD&TĐ - Hội nghị sơ kết chuyên đề 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm' giai đoạn 2021 – 2025 được tổ chức sáng 26/12.

Một hoạt động phát triển chương trình giáo dục của Trường Mầm non Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội).
Một hoạt động phát triển chương trình giáo dục của Trường Mầm non Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội).

Hội nghị do cụm Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức với sự tham gia đông đảo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn 3 quận, huyện.

Phát biểu tại hội nghị, bà Lê Thị Nga – Nguyên Phó trưởng Phòng Giáo dục quận Tây Hồ cho hay, sau 2 năm triển khai thực hiện chuyên đề, các trường mầm non trên quận có những thay đổi tích cực.

10/10 trường mầm non công lập trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia. Bước đầu, các trường thành công trong chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021- 2025.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

Một trong những giải pháp mà Trường Mầm non Xuân La (Tây Hồ) áp dụng là, phát triển chương trình giáo dục nhà trường gắn liền văn hóa dân gian, xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc.

Cô Hiệu trưởng Huỳnh Minh Hương chia sẻ, chương trình giáo dục của nhà trường được xây dựng trên cơ sở khung chương trình giáo dục mầm non và phát triển các nội dung, hoạt động mới phù hợp điều kiện thực tiễn, đáp ứng tốt nhất mục tiêu giáo dục.

Xu thế phát triển chương trình là, chú trọng giáo dục cá nhân, trọng tâm là phát triển kỹ năng, tư duy khoa học. Đây là điểm nổi bật trong chương trình giáo dục và tạo ra thương hiệu của nhà trường.

Cô Huỳnh Minh Hương - Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân La chia sẻ tại hội nghị.

Cô Huỳnh Minh Hương - Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân La chia sẻ tại hội nghị.

Trường Mầm non Xuân La lựa chọn ưu điểm của các phương pháp tiên tiến, khéo léo lồng ghép đưa vào chương trình giáo dục để trẻ tiếp cận với những xu thế giáo dục mới: như phương pháp giáo dục STEAM, Montessori, phương pháp kích thích tư duy trong hoạt động trò chuyện, xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học mở, cuốn hút trẻ tới trường, lớp, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được gần với văn hóa dân gian…

Ngoài ra, việc đưa những nội dung đổi mới vào xây dựng kế hoạch chương trình, giúp giáo viên có nhiều sáng tạo, linh hoạt trong hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp triển khai các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ như: ứng dụng một số nội dung/bài học phù hợp của phương pháp Montessori trong các hoạt động thực hành cuộc sống, giác quan, toán, ngôn ngữ và văn hóa...

Xây dựng các phòng chức năng theo hướng hiện đại, kích thích sự chủ động sáng tạo của trẻ là một trong những giải pháp mà Trường Mầm non Phú Minh (Bắc Từ Liêm) áp dụng triển khai. Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Minh Tâm chia sẻ, nhà trường tận dụng các không gian trong trường để xây dựng các khu trải nghiệm.

Đồng thời, khai thác và nâng cao hiệu quả các khu: không gian sáng tạo gắn với dự án của từng khối và thể hiện tính đặc trưng trong chương trình giáo dục mầm non của nhà trường.

Cô Nguyễn Thị Minh Tâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú Minh tham luận tại hội nghị.

Cô Nguyễn Thị Minh Tâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú Minh tham luận tại hội nghị.

Trường Mầm non Phú Minh hiện có các phòng chuyên biệt và sắp xếp lịch cho trẻ hoạt động 2 lần/tuần như: phòng thể chất với tương đối đầy đủ các dụng cụ thể dục thể thao; phòng Montessori với các giáo cụ cho trẻ thực hành; Phòng không gian trải nghiệm sáng tạo với các xưởng dân gian, xưởng chế tác để trẻ thực hành trải nghiệm; Phòng nghệ thuật với sân khấu, màn hình truyền hình trực tiếp trẻ biểu diễn, các dụng cụ âm nhạc… thỏa sức cho trẻ sáng tạo….

Bà Lê Thị Nga - Nguyên Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ nhìn nhận, mỗi trường, mỗi địa phương có đặc thù riêng nhưng mẫu số chung của các cô giáo là tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ.

Bà Lê Thị Nga - Nguyên Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ phát biểu tại hội nghị.

Bà Lê Thị Nga - Nguyên Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ phát biểu tại hội nghị.

“Chúng tôi mong muốn được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các trường mầm non của quận Bắc Từ Liêm, huyện Đông; trên cơ sở đó để cùng thống nhất trong định hướng triển khai, nhằm đạt được kết quả như mong đợi” – bà Lê Thị Nga bày tỏ.

Theo cô Minh Hương, 100% hoạt động giáo dục trong trường được tổ chức theo hình thức lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên là người định hướng, gợi mở tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, bộc lộ kinh nghiệm của bản thân, tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, thực hành, thu thập thông tin…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.