Xây dựng trường học hạnh phúc từ những hoạt động bình dị

GD&TĐ - Thông qua các hoạt động như "giờ đón trẻ hạnh phúc", "giờ ăn hạnh phúc", "giờ sinh hoạt hạnh phúc"... mỗi thầy cô làm việc hết mình và thực sự vì học trò thì đó chính là trường học hạnh phúc.

Trường học hạnh phúc là khi cả cô và trò cùng cảm thấy vui và mong muốn được cống hiến mỗi khi tới trường.
Trường học hạnh phúc là khi cả cô và trò cùng cảm thấy vui và mong muốn được cống hiến mỗi khi tới trường.

Đừng tạo áp lực cho giáo viên

Dưới góc độ một cán bộ quản lý, cô Nguyễn Thị Vân Hồng - Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng, "Trường học hạnh phúc khi thầy cô hạnh phúc" là quan điểm hết sức đúng đắn. Thầy cô phải thực sự vui khi vào nghề. Đừng vì” chuột chạy cùng sào…” để rồi khi đi dạy luôn cảm thấy công việc không phù hợp với mình, không xứng với” tầm vóc” của mình. Cảm giác bất mãn với nghề sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng công việc.

Phụ huynh thực sự muốn con ”hay chữ” chứ không phải "cho con đi học vì quy định bắt buộc”. Thực tế cho thấy vẫn tồn tại 1 số phụ huynhcó quan điểm không đúng đắn về việc học, cho rằng học nhiều, học giỏi cũng không thể giàu được. Bố mẹ nghĩ vậy nên con em cũng có những cái nhìn khá “dị”, “lạ” về việc học. Từ đó dẫn đến việc coi đi học là cực hình.

Lãnh đạo mà yếu kém, sợ hãi, máy móc khi làm việc sẽ không làm cho trường học hạnh phúc mà chỉ có “bất hạnh” mà thôi.

"Ở trường, tôi không bao giờ mắng hay tạo áp lực cho giáo viên. Mình luôn luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ để có những điều chỉnh sao cho phù hợp. Ngoài ra, hạn chế tối đa các cuộc họp không cần thiết. Nếu việc nào nhỏ thì có thể truyền đạt thông tin qua phương thức khác chứ không phải họp hành nhiều. Do đó, giáo viên làm việc rất trơn tru và cống hiến để đạt được hiệu quả cao. Khi mỗi người đều "say" nghề như vậy cũng chính là niềm hạnh phúc của cả một ngôi trường" - cô Hồng nói. 

"Cán bộ quản lý cũng cần có sự động viên kịp thời và có ý nghĩa tôn vinh các thầy cô giáo khi họ có sự đổi mới, sáng tạo. Đồng thời, tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, tích cực sẽ giúp giáo viên yên tâm cống hiến và coi ngôi trường như là ngôi nhà thứ hai của mình. Năm 2021, nhà trường tổ chức tôn vinh các thầy cô trước học sinh, phụ huynh qua ứng dụng trực tuyến. Điều này giúp cho việc lan tỏa giá trị của thầy cô trong mắt phụ huynh, giáo viên rất tốt", thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh chia sẻ.
"Cán bộ quản lý cũng cần có sự động viên kịp thời và có ý nghĩa tôn vinh các thầy cô giáo khi họ có sự đổi mới, sáng tạo. Đồng thời, tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, tích cực sẽ giúp giáo viên yên tâm cống hiến và coi ngôi trường như là ngôi nhà thứ hai của mình. Năm 2021, nhà trường tổ chức tôn vinh các thầy cô trước học sinh, phụ huynh qua ứng dụng trực tuyến. Điều này giúp cho việc lan tỏa giá trị của thầy cô trong mắt phụ huynh, giáo viên rất tốt", thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh chia sẻ.

Ở một khía cạnh khác, thầy Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) nhấn mạnh, một trường học hạnh phúc khi chính ngôi trường đó tạo ra giá trị làm cho người giáo viên cảm thấy được hạnh phúc và có năng lượng tích cực. Từ đó, thầy cô lan tỏa những giá trị đó tới học sinh. Khi đó, việc hình thành một ngôi trường hạnh phúc sẽ diễn ra rất tự nhiên chứ không còn chỉ là ở khẩu hiệu. 

Theo thầy Cường, với cán bộ quản lý trong mỗi nhà trường phải có sự đổi mới mạnh mẽ về quản trị nhà trường. Tức là, sử dụng nhân lực theo đúng năng lực, chuyên môn để họ có thể phát huy được sở trường, tài năng của mình. Thầy cô cũng nên là "người đồng hạnh" với học trò hơn là người chỉ có giao việc và kiểm tra. Lãnh đạo nhà trường cũng nên thay đổi cách thức tiếp cận để đồng hành với các thầy cô trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mình đã giao. Khi đó, thầy cô sẽ cảm nhận được sự tôn trọng, giúp đỡ và định hướng khi gặp khó khăn. 

Ngôi trường thực sự là nhà 

Về quan điểm "Trường học hạnh phúc khi thầy cô thay đổi", ông Trần Doãn Hinh - Chủ tịch HĐQT Trường Mầm non tư thục Hiệp Hòa (Lý Nhân, Hà Nam) bày tỏ sự đồng tình cao. Bởi mỗi cá nhân thầy cô cùng chung suy nghĩ trên thì đó chính là sức mạnh để tạo nên một tập thể. 

Thông qua mỗi "giờ học hạnh phúc" trên lớp, trẻ được cô giáo hướng dẫn tận tình các bước làm bằng sự say mê, tỉ mỉ.
Thông qua mỗi "giờ học hạnh phúc" trên lớp, trẻ được cô giáo hướng dẫn tận tình các bước làm bằng sự say mê, tỉ mỉ.

Theo ông Hinh, trong nhiều trường hợp thì điều hạnh phúc nhất vẫn là nền tảng vững mạnh từ nhân tố cá nhân để xây dựng một tập thể đoàn kết. Nhà trường luôn định hướng để tạo ra một môi trường thực sự thân thiện - nơi không chỉ là làm việc mà cao hơn nữa là mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh mỗi ngày đến trường đều cảm nhận được sự yêu thương, thân thiết như là nhà của chính mình. 

Khi đã coi trọng hạnh phúc thì phải biết trân trọng tập thể, mỗi cá nhân thầy cô đều tập trung vì một tập thể vững mạnh. Muốn áp dụng điều đó, chúng ta cần có người đứng đầu có tâm, có trách nhiệm và biết lắng nghe sự chia sẻ từ các cá nhân. Sau đó chúng ta cần phải hỗ trợ kịp thời về mặt tư tưởng để nắm bắt thực tế và có hướng chỉ đạo tốt. Xác định mục tiêu xây dựng trường là giáo dục, cũng như xây dựng nền móng vững chắc thì phần thân tường của ngôi nhà sẽ không bị rạn nứt.

"Định hướng của giáo dục mầm non hiện nay là lấy trẻ làm trung tâm. Trước hết, chúng ta đã biết đứa trẻ sinh ra bẩm sinh, nhiều em đã thể hiện trí thông minh từ nhỏ. Ở cấp học  mầm non, giáo viên sẽ giáo dục cho trẻ về ý thức và có sự cân đối phù hợp cả về thể chất lẫn tư duy để các em sẵn sàng bước vào lớp 1 tự tin hơn. Vì vậy, khi thầy cô thay đổi theo hướng tích cực thì sẽ tạo nên sự thay đổi cho cả học trò và nhà trường", ông Hinh nhận định. 

Bà Đường Thị Lệ - Phó Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về hạnh phúc. Riêng trong lĩnh vực giáo dục thì mỗi nhà trường, mỗi thầy cô nên hiểu "trường học hạnh phúc" bắt nguồn từ "giờ học hạnh phúc", "giờ ăn hạnh phúc", "giờ sinh hoạt chuyên môn hạnh phúc"... Tức là, thông qua mỗi hoạt động thường nhật của cô trò nhưng phải thực sự có ý nghĩa và tạo ra giá trị tích cực, khích lệ tinh thần cho cả thầy cô và học sinh thì đó chính là biểu hiện sinh động của trường học hạnh phúc. Từ một vấn đề trừu tượng nhưng được cụ thể hóa bằng các hoạt động cụ thể để nhiều trường có thể áp dụng được, chứ không phải là điều gì đó "đao to búa lớn" mới đắp xây nên một ngôi trường hạnh phúc. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.