Xây dựng, phát triển công dân học tập ở Việt Nam

Xây dựng, phát triển công dân học tập ở Việt Nam

Theo trao đổi của 2 bên, hội thảo nhằm mục đích làm rõ “mô hình công dân học tập” của Việt Nam, so sánh với một số nước; xác định các mục tiêu và giải pháp trong việc xây dựng, triển khai “mô hình công dân học tập” của Việt Nam; xác định vai trò và trách nhiệm xây dựng, phát triển mô hình công dân học tập của các trường đại học; đề xuất các giải pháp thực hiện.

Với mục đích đó, dự kiến hội thảo sẽ xoay quanh 4 chủ đề.

Chủ đề 1: Công dân học tập và xây dựng, phát triển công dân học tập trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, những giải pháp cơ bản và những chính sách quốc gia về xây dựng và triển khai mô hình công dân học tập.

Chủ đề 2: Xây dựng, phát triển công dân học tập ở Việt Nam.

Chủ đề 3: Sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục đại học với cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội trong việc xây dựng, phát triển công dân học tập trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.

Chủ đề 4: Kinh nghiệm xây dựng mô hình “Công dân học tập” qua thí điểm ở một số địa phương.

Thông tin tại buổi làm việc: Ngày 10/5/2019, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW. Kết luận khẳng định phải tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW từ năm 2020. Trong Kết luận có nhiều nhiệm vụ mới về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030; trong đó, có một nhiệm vụ đặc biệt: Mọi cán bộ, công chức, viên chức và lao động, mọi đảng viên đều phải phấn đấu trở thành công dân học tập.

Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng lần thứ 4, đề ra những chỉ số phát triển xã hội giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở xây dựng hạ tầng cơ sở số hóa để phát triển nền kinh tế tri thức, xây dựng chính phủ điện tử, hình thành chuỗi đô thị thông minh, hoàn thành việc chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, nhà nước, mặt trận…

Trước yêu cầu của Nghị quyết 52-NQ/TW, công dân học tập là một mục tiêu đào tạo để xây dựng nhân lực chất lượng cao, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

Việc sử dụng những công việc mới và công nghệ cao trong sản xuất và trong đời sống xã hội là một thách thức lớn: những năng lực lao động dựa trên học vấn bậc trung học sẽ không đáp ứng yêu cầu. Công dân trong xã hội hiện đại sẽ phải thực hiện việc học tập suốt đời để tiếp cận được với những tri thức mới ở trình độ đại học để thích ứng với xã hội được xây dựng trên những thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0.

Nói cụ thể hơn, những tiến bộ của khoa học và công nghệ được ứng dụng hiện nay đòi hỏi ngày càng nhiều ở người lao động những năng lự mà chỉ có đào tạo bậc đại học mới đáp ứng được.

Trong năm 2018, 2019, Bộ GD&ĐT đã cùng Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức các cuộc hội thảo lớn về trường đại học với việc học tập suốt đời trong xã hội học tập.

Cuộc hội thảo lần thứ nhất được tổ chức tại ĐH Thái Nguyên và Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh, xoay quanh chủ đề “Vai trò của trường đại học với việc học tập suốt đời của người lớn”.

Hội thảo lần thứ 2 tổ chức ở Trường ĐH Mở Hà Nội và Trường ĐH Tôn Đức Thắng với chủ đề “Trường đại học với việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người lớn”.

Thông qua những đợt sinh hoạt khoa học tầm cỡ lớn đó, vị thế của trường đại học trong sự nghiệp xây dựng xã hội học tập đã được xác lập rõ hơn.

Sau cuộc hội thảo lần thứ 2, Bộ GD&ĐT đã có Thông tư yêu cầu các trường đại học có kế hoạch triển khai các công việc mà các hội thảo đã kết luận.

Để tiếp nối hội thảo trên, hội thảo này phải giải quyết vấn đề mấu chốt: “Xây dựng và thực hiện mô hình công dân học tập đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0”. Với nhiệm vụ đó, vai trò của các trường đại học có tính chất quyết định.

Đó là lý do mà Bộ GD&ĐT cùng Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ