Đây là nội dung tại Hội thảo Báo cáo Tham chiếu thành phần Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 21/12/ 2020.
Hội thảo nhằm tham vấn chuyên gia về dự thảo báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ Asean, cấu phần giáo dục nghề nghiệp.
Tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đại diện các tổ chức quốc tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), giáo dục đại học, các hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận sâu về các nội dung tham chiếu thành phần Khung trình độ quốc gia như:
Theo các chuyên gia, cấu phần khung trình độ quốc gia của Việt Nam gồm 3 nội dung: Chuẩn đầu ra kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm; Khối lượng học tập tối thiểu; Văn bằng. Về phía tiêu chí tham chiếu AQRF gồm có 11 tiêu chí: Cấu trúc của hệ thống giáo dục và đào tạo; Trách nhiệm và cơ sở pháp lý của các cơ quan quốc gia; Quy trình sắp xếp trình độ trong khung trình độ quốc gia (NQF)/hệ thống trình độ quốc gia (NQS); Liên kết rõ ràng và hợp lý giữa các trình độ trong NQF/NQS với các mô tả trình độ AQRF; Mô tả các tiêu chuẩn đã được thống nhất của NQF/NQS; Hệ thống bảo đảm chất lượng quốc gia; Quy trình được đưa ra bởi cơ quan công quyền chính; Chuyên gia quốc tế; Báo cáo, được công bố bởi các cơ quan nhà nước; Báo cáo, do ASEAN công bố; Các cơ quan được khuyến khích sử dụng tham chiếu AQRF vào các văn bằng.
Cấu trúc của hệ thống giáo dục và đào tạo; Trách nhiệm và cơ sở pháp lý của các cơ quan quốc gia; Mô tả các tiêu chuẩn đã được thống nhất của khung trình độ quốc gia/hệ thống trình độ quốc gia; và Hệ thống bảo đảm chất lượng quốc gia.
Thực hiện Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH thực hiện: “Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độ giáo dục nghề nghiệp của Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) và các khung trình độ quốc gia khác”.
Trong khu vực ASEAN, đến nay mới chỉ có 4 nước đã được thông qua Báo cáo tham chiếu bao gồm Malaysia, Philippines, Thái Lan và Inđônêsia. Báo cáo tham chiếu đầy đủ gồm 11 tiêu chí, và về nguyên tắc, sẽ do Ủy ban AQRF quốc gia đệ trình lên Ủy ban AQRF và được xem xét, thông qua tại các cuộc họp định kỳ của Ủy ban này.
Trong tiến trình đó, các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma và Brunei đang xây dựng Báo cáo tham chiếu thành phần.
Đồng thời, thực hiện kế hoạch công tác năm 2020 về triển khai Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng (MRS), Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF), Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF)”,…
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công nhận và tham chiếu Khung trình độ quốc gia với Khung trình độ ASEAN.
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, trong đó phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò then chốt.
Vấn đề đặt ra là phải đánh giá được chất lượng lao động của Việt Nam, được công nhận như thế nào,… trên cơ sở đó có sự tham chiếu lẫn nhau về Khung trình độ giữa Việt Nam với các nước khác.
Bên cạnh đó, kết nối hiệu quả giữa đào tạo với thế giới việc làm, thông qua sự so sánh giữa các tiêu chuẩn đầu ra của đào tạo với các vị trí việc làm.
Vì vậy, các chương trình đào tạo cần được thiết kế phù hợp hướng đến một hệ thống GDNN mở và linh hoạt, bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng của người lao động với GDNN.
Trên cơ sở tham vấn của các chuyên gia, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ tiếp tục hoàn thiện Khung trình độ quốc gia để trình Chính phủ trong thời gian tới.