ASEAN tăng cường các biện pháp ứng phó Covid-19

GD&TĐ - Trong nỗ lực ứng phó với Covid-19, các quốc gia thành viên đã đưa ra mô hình ASEAN+3 nhằm chủ động hợp tác với các đối tác giải quyết thách thức trước dịch bệnh.

Một phiên họp trực tuyến của Asean + 3
Một phiên họp trực tuyến của Asean + 3

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Dũng: "ASEAN+3 từng trải qua những thời điểm khó khăn như dịch SARS năm 2003, khủng hoảng tài chính năm 2008 và gần đây nhất là Covid-19. ASEAN+3 và các đối tác đã nhanh chóng kích hoạt Mạng lưới Khẩn cấp về Y tế công để điều phối, chia sẻ thông tin, kịp thời kiểm soát dịch bệnh khi mới bùng phát".

Đây là phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng tại Diễn đàn Đông Á (EAF) lần thứ 18 được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến tại Hà Nội sáng 10/12. Theo đó ASEAN+3 gồm 10 nước ASEAN cùng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Như vậy với sự hợp tác của ASEAN và các quốc gia khác có chung ảnh hưởng Covid-19 và có nền khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế mạnh chắc chắn sẽ tăng hiệu quả chống dịch

Mới đây trong các hội nghị cấp cao hôm 12/11, Nhật Bản đã cam kết góp 50 triệu USD giúp ASEAN lập Trung tâm ứng phó tình huống y tế khẩn cấp. Cũng như vậy, Hàn Quốc đã tuyên bố hỗ trợ 6 triệu USD ứng phó Covid-19. Về phía ASEAN, khối này cũng đã đề nghị Trung Quốc tham gia tích cực vào các sáng kiến như Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, Kho dự trữ vật tư y tế khu vực và xây dựng Khung phục hồi tổng thể.

Khẳng định sức mạnh đoàn kết của khối trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhưng vẫn phát triển giao thương kinh tế, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng cho biết: Dù Covid-19 gây ra nhiều khó khăn, ASEAN và các nước Đông Á vẫn duy trì được cam kết mở rộng hợp tác kinh tế thông qua ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37.

Được biết, với gần 2,2 tỷ người, chiếm gần 30% dân số thế giới và quy mô kinh tế 27.000 tỷ USD, chiếm gần 30% GDP toàn cầu, RCEP dự kiến tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, đồng thời gửi thông điệp tới toàn thế giới và khu vực về sự ủng hộ hệ thống thương mại đa phương của 15 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, cũng cần tính đến khó khăn đối với mọi nền kinh tế.

Theo Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Thái Lan Phairush Burapachaisri. Rất nhiều doanh nghiệp Thái Lan hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và bán lẻ đã chịu tác động nghiêm trọng từ lệnh phong tỏa vì Covid-19. Phó cục trưởng Cục Chính sách Tài khóa và Kinh tế Vĩ mô, Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia, Tan Lanin, cho biết nước này cũng chịu tổn thất nghiêm trọng về xuất khẩu và du lịch, hai lĩnh vực chiếm tới 50% và 15% GDP của nước này.  

Để đối phó với tác động lâu dài của đại dịch, các chuyên gia cho rằng ASEAN+3 cần tăng cường sử dụng hiệu quả Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3 nhằm giải quyết khả năng thiếu hụt lương thực, đảm bảo an ninh lương thực trong các tình huống khẩn cấp. ASEAN+3 cũng cần khuyến khích trao đổi các thông tin về sản xuất và trao đổi thương mại cùng vật tư y tế thiết yếu để hỗ trợ triển khai Kho Dự phòng Vật tư Y tế ASEAN đối phó với các tình huống y tế khẩn cấp.

Hội nghị triển khai các hoạt động về dịch chuyển sinh viên và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trong khuôn khổ hợp tác giáo dục ASEAN Plus Three (ASEAN+3) lần thứ 8, với sự tham dự của 12 nước qua hình thức trực tuyến. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ GD&ĐT Việt Nam luôn ưu tiên hợp tác với các nước thành viên, cùng chung tay để góp phần vào sự phát triển của hợp tác GDĐH trong khu vực ASEAN+3. Bối cảnh đại dịch COVID-19 đã gây tác động chưa từng có về kinh tế xã hội, tạo nhiều thách thức cho vai trò của giáo dục, đặc biệt là GDĐH. “Hơn bao giờ hết, chúng ta cần có giải pháp hiệu quả và kịp thời cho sự phát triển bền vững của lực lượng lao động.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 ước tính tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN+3 năm nay là - 0,3%, so với 4,8% năm 2019. Điều này khiến các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và thay đổi hành vi tiêu dung.  

Để thúc đẩy phát triển kinh tế vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, các nước trong khu vực cần khuyến khích phát triển kinh tế số an toàn, bền vững, giới thiệu các giải pháp làm việc thông minh, tăng cường thương mại điện tử, sản xuất thông minh, kích thích đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy năng lực cạnh tranh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.