Xây dựng chính sách học phí áp dụng từ năm học 2021 - 2022

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Sóc Trăng đề nghị:

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Bộ GD&ĐT phối hợp các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ cho gia hạn thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 kéo dài đến hết năm học 2021 - 2022.

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 sẽ hết hiệu lực khi kết thúc năm học 2020 - 2021. 

Để có căn cứ thực hiện chính sách này cho giai đoạn sau năm học 2020 -2021 và kịp thời triển khai thực hiện các quy định của Luật Giáo dục 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT đã đề xuất Chính phủ xây dựng Nghị định quy định giá dịch vụ giáo dục đào tạo, học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập áp dụng từ năm học 2021 - 2022 (thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP). Theo chương trình công tác năm 2020 của Chính phủ, thời hạn Bộ GD&ĐT trình Chính phủ là tháng 12/2020. 

Bộ GD&ĐT đã triển khai tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và đang phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định theo quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.