"Mojie Ringo" là một kỹ thuật độc đáo ở Nhật Bản khai thác sức mạnh của mặt trời để tạo ra những quả táo được trang trí đẹp mắt mà không cần sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào.
Trong nhiều thế kỷ, những người trồng táo ở tỉnh Aomori của Nhật Bản đã tạo ra những quả táo gia truyền tuyệt đẹp bằng cách sử dụng kỹ thuật mojie ringo.
Quá trình này khá đơn giản, về cơ bản có nghĩa là để táo tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian và sau đó áp dụng giấy nến để đảm bảo rằng một số phần của vỏ táo bị đổi màu.
Thông thường, táo mojie ringo được trang trí với các thông điệp và biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng, và được dùng làm quà tặng.
Các giống táo lớn như Mutsu hoặc Stark Jumbo thích hợp nhất cho kỹ thuật mojie ringo, vì chúng cung cấp nhiều diện tích bề mặt hơn cho thiết kế phức tạp.
Việc chuẩn bị bắt đầu vào tháng Giêng, với một hoạt động cắt tỉa, để đảm bảo rằng những bông hoa còn lại nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.
Sau đó, người trồng sử dụng những cây đũa mềm để thụ phấn bằng tay cho từng bông hoa của cây táo, và sau đó khi quả bắt đầu hình thành, chúng được bao phủ bằng túi nhựa nhiều lớp để vừa bảo vệ quả tảo khỏi sâu bệnh vừa che chắn ánh sáng mặt trời.
Giữ táo trong bóng tối trong thời gian dài sẽ làm tăng độ nhạy ánh sáng của chúng, vì vậy khi bỏ túi nhựa ra, chúng bắt đầu sản sinh ra anthocyanin, một thành phần làm cho vỏ có màu đỏ.
Trong giai đoạn cuối cùng của quy trình mojie ringo, giấy nến được áp dụng trên bề mặt của quả táo để đảm bảo rằng chỉ phần da xung quanh giấy nến chuyển sang màu đỏ.
Giấy nến được loại bỏ trong quá trình thu hoạch, để lộ phần vỏ gần như trắng bên dưới. Giấy nến cần phải linh hoạt, vì hoa quả tiếp tục phát triển, và nếu không, kiểu dáng có thể bị ảnh hưởng.
Theo Culture Trip, kỹ thuật Mojie Ringo do người nông dân Aomori Haruo Iwasaki, cha của Chisato Iwasaki, một trong những nghệ nhân táo tài năng nhất hiện nay hoàn thiện.
Mặc dù kỹ thuật mojie ringo có vẻ khá đơn giản nhưng nó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự kiên nhẫn trong thời gian dài, và đối với nhiều người trồng trọt thì nỗ lực và sự chú ý không đáng kể bừng kinh tế. Đó là lý do tại sao truyền thống cũ đang dần phai nhạt, chỉ còn một số vườn Aomori vẫn giữ kỹ thuật này.
Kỹ thuật mojie ringo cũng rất phổ biến ở Trung Quốc và các nước châu Á khác với tên gọi “xăm hình cho táo”.