Thiết bị độc lạ được xem là "con mắt thứ ba" giúp người đi bộ an toàn mà không lo bị ngã

GD&TĐ - Nhờ vào "Con mắt thứ ba" bạn sẽ có thể nhắn tin hoặc lướt Instagram khi đi bộ mà không lo sợ bị ngã.

Một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận rằng điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Hầu hết mọi người trong số chúng ta đã dành hàng giờ mỗi ngày để nhìn chằm chằm vào thiết bị cầm tay này và một số người thậm chí còn làm điều đó khi đi bộ hoặc lái xe.

Có thể bạn đã từng xem những đoạn clip hài hước về những người rơi xuống vòi nước hoặc hố nước vì vừa đi vừa nhìn vào màn hình điện thoại, hoặc có thể bạn đã thực sự trải qua điều gì đó tương tự.

Tuy nhiên, nhờ vào Con mắt thứ ba của Minwook Paeng, bạn sẽ có thể nhắn tin hoặc lướt Instagram khi đi bộ mà không sợ tai nạn.

"Con mắt thứ ba" giúp bạn đi bộ an toàn mà không lo bị ngã.
"Con mắt thứ ba" giúp bạn đi bộ an toàn mà không lo bị ngã.

Minwook Paeng là sinh viên ngành thiết kế công nghiệp đã tạo ra con mắt thứ ba công nghệ cao có thể được dán vào trán của một người và quan sát các chướng ngại vật khi họ đi bộ, trong khi mắt thật thì nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại thông minh.

"Paeng"s Third eye" (Tạm dịch: con mắt thứ ba của Paeng) gồm một hộp nhựa trong mờ, dán trực tiếp vào trán của người đeo bằng một miếng gel mỏng. Bên trong hộp nhựa là một loa nhỏ, một cảm biến con quay hồi chuyển và một cảm biến sóng siêu âm.

Con quay hồi chuyển phát hiện chướng ngại vật khi đầu người dùng nghiêng xuống, nó sẽ mở phần mí mắt và sóng siêu âm theo dõi khu vực phía trước người dùng. Khi phát hiện chướng ngại vật, nó sẽ cảnh báo người dùng qua chiếc loa.

Thành phần màu đen của thiết bị giống như con ngươi là một cảm biến siêu âm để phát hiện khoảng cách. Khi có chướng ngại vật ở phía trước, cảm biến siêu âm sẽ phát hiện ra và báo cho người dùng qua loa.

Thiết bị độc lạ được xem là "con mắt thứ ba" giúp người đi bộ an toàn mà không lo bị ngã ảnh 2

Paeng nói rằng: Con mắt thứ ba của anh ấy là dự án đầu tiên trong một dòng dự án cố gắng hình dung thế hệ tương lai của “phono sapiens” có thể trông như thế nào. Điện thoại đã và đang thay đổi cơ thể của chúng ta, và chúng mới chỉ tồn tại được vài thập kỷ, vì vậy hãy tưởng tượng những gì chúng có thể làm trong một vài thế hệ.

Paeng cũng nói thêm rằng: "Khi con người sử dụng điện thoại thông minh sai tư thế, đốt sống cổ của chúng ta nghiêng về phía trước, gây ra "hội chứng cổ rùa" và ngón tay út mà chúng ta đặt điện thoại thường bị uốn cong. Sau này, khi một vài thế hệ trôi qua, những thay đổi nhỏ từ việc sử dụng điện thoại thông minh sẽ tích tụ và tạo ra một ngoại hình con người hoàn toàn mới, khác lạ".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ