WHO nói về việc tiêm vắc xin nhắc lại ở trẻ em, chuyên gia nêu cách tốt nhất để thoát Covid-19

GD&TĐ - Hôm qua (18/1), trưởng nhóm khoa học Soumya Swaminathan của WHO cho biết hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh cần tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19.

Xét nghiệm Covid-19 ở Trung Quốc.
Xét nghiệm Covid-19 ở Trung Quốc.

Phát biểu tại một cuộc hội thảo, bà nói rằng mặc dù dường như khả năng miễn dịch của vắc xin giảm theo thời gian để chống lại biến thể Omicron nhưng cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác định ai cần tiêm tăng cường.

Israel đã bắt đầu tiêm tăng cường cho trẻ dưới 12 tuổi và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cho phép sử dụng liều thứ 3 của vắc xin Pfizer và BioNTech Covid-19 cho trẻ từ 12-15 tuổi.

Tuần trước, Đức trở thành quốc gia mới nhất khuyến nghị mọi trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19. Hungary cũng làm điều tương tự.

Bà Swaminathan cho biết nhóm chuyên gia hàng đầu của WHO sẽ họp vào cuối tuần này để xem xét cụ thể về cách các quốc gia nên cân nhắc tiêm tăng cường cho người dân của mình.

“Mục đích là bảo vệ những người dễ tổn thương nhất, bảo vệ người có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong cao nhất. Đó là những người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch có bệnh nền và nhân viên y tế” – bà nói.

Trong khi đó, tại một hội thảo tại Davos hôm qua, các chuyên gia y tế cộng đồng hàng đầu thế giới cho bằng công bằng vắc xin là cách tốt nhất để thoát khỏi đại dịch Covid-19.

Nói về khoảng cách tiêm chủng tại hội nghị Davos trực tuyến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Giám đốc các vấn đề khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho biết hơn một nửa dân số thế giới đã tiêm 2 liều vắc xin Covid-19 nhưng chỉ có 7% dân số châu Phi được tiêm đầy đủ.

“Vấn đề là chúng ta đang bỏ lại những vùng đất khổng lồ của thế giới… Nhưng vắc xin là vấn đề trọng tâm. Không có cách nào thoát khỏi đại dịch ngay bây giờ nếu không lấy vắc xin là trụ cột của chiến lược trung tâm đó” – ông nói.

Việc phát hiện ra biến thể Omicron ở miền nam châu Phi đã nhấn mạnh tuyên bố rằng tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể khuyến khích các đột biến virus, sau đó có thể lây sang các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn nhiều.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh châu Phi John Nkengasong cho biết “không thể chấp nhận được” việc châu Phi tụt hậu xa so với các nước khác trong lĩnh vực tiêm chủng và gọi đó là “sự sụp đổ của hợp tác và đoàn kết toàn cầu”.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm của Liên minh châu Âu cho biết các công ty dược phẩm nên hợp tác với nhau nhiều hơn để có thêm vắc xin Covid-19 được nâng cấp, chúng sẽ không chỉ phù hợp với biến thể Omicron mà còn cả các phiên bản virus kết hợp các biến thể.

Các nhà sản xuất vắc xin đang nghiên cứu thiết kế lại các liều vắc xin đã được thiết lập của họ để chống Omicron vốn đang lấn át biến thể Delta ở nhiều khu vực trên thế giới.

Tại Trung Quốc, dịch vụ bưu chính đã yêu cầu nhân viên khử trùng các chuyến giao hàng quốc tế và kêu gọi công chúng giảm bớt đơn đặt hàng từ nước ngoài. Sự việc diễn ra sau khi nhà chức trách cho biết thư từ có thể là nguồn gốc của sự bùng phát dịch gần đây.

Động thái trên cho thấy sự tập trung không ngừng của Trung Quốc vào việc quét sạch các ca mắc Covid-19 khi nước này chuẩn bị đăng cai Thế vận hội Mùa đông vào tháng tới, ngay cả khi các chuyên gia cho rằng nguy cơ lây truyền trên bề mặt là thấp.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cháy xưởng in rộng 300m2 tại Hà Nội

Cháy xưởng in rộng 300m2 tại Hà Nội

GD&TĐ - Khoảng 16h30 ngày 19/9, xưởng in có diện tích khoảng 300m2 ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội xảy ra cháy lớn.