WHO kêu gọi tiêm chủng có mục tiêu, Trung Quốc chuẩn bị ứng phó Covid-19 trong Thế vận hội

GD&TĐ - Theo Worldometer, thế giới có 253.645.504 ca mắc Covid-19, gồm 416.172 ca mới. Số ca tử vong là 5.110.172 ca, gồm 5.914 ca mới. Số ca hồi phục là hơn 229 triệu ca.

Tiêm vắc xin Covid-19 ở Đức.
Tiêm vắc xin Covid-19 ở Đức.

Khi số ca mắc Covid-19 bùng phát trở lại châu Âu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các nỗ lực tiêm chủng có mục tiêu hơn để đảm bảo những người dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới đều được tiêm chủng.

WHO cho biết, một lần nữa châu Âu lại trở thành tâm chấn của đại dịch khi ghi nhận gần 2 triệu ca nhiễm Covid-19 vào tuần trước. Đây được xem là mức cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Khi các quốc gia cố gắng kiềm chế sự lây truyền bằng cách áp dụng trở lại các hạn chế hoặc tung ra nhiều vắc xin và thuốc tăng cường, WHO cho biết điều quan trọng là đảm bảo các mũi tiêm đến được với những người cần nhất tại châu Âu và hơn thế nữa.

Theo Giám đốc Tedros của WHO, không có ý nghĩa gì nếu tiêm chủng tăng cường cho người lớn khỏe mạnh hoặc tiêm cho trẻ em trong khi nhân viên y tế, người lớn tuổi và các nhóm có nguy cơ cao khác trên thế giới vẫn đang chờ đợi liều tiêm đầu tiên.

Ngày càng có nhiều quốc gia triển khai tiêm chủng bổ sung cho dân số đã được tiêm vắc xin của mình, bất chấp việc WHO liên tục kêu gọi tạm hoãn tiêm tăng cường cho tới cuối năm để các nước nghèo hơn có vắc xin.

Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel hôm qua kêu gọi một “nỗ lực quốc gia” để ngăn chặn làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đang quét qua Đức, đồng thời kêu gọi người dân đi tiêm phòng.

Hôm 11/11, quốc gia đông dân nhất EU chính thức ghi nhận 50.196 trường hợp mới trong vòng 24 giờ, lần đầu tiên vượt 50.000.

Hôm qua, nước này báo cáo 45.081 ca mắc và 228 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ. Số ca nhiễm và tử vong đã tăng mạnh kể từ giữa tháng 10 trong một đợt bùng phát được cho là do tỷ lệ tiêm chủng tương đối thấp của Đức, chỉ hơn 67%.

Bà Merkel ủng hộ việc tiêm liều thứ 3 vắc xin Covid-19 và cho rằng đây là “cơ hội thực sự để phá vỡ làn sóng này.

Tại Trung Quốc, truyền thông nhà nước cho biết một địa điểm tổ chức Thế vận hội mùa đông lớn ở Bắc Kinh sẽ chỉ cho phép 1/5 số khán giả so với mức thông thường vì lo ngại dịch Covid-19.

Chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là diễn ra Thế vận hội, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một thách thức lớn đối với chiến lược “Zero Covid” khi hàng nghìn vận động viên và quan chức quốc tế đổ về thủ đô sau nhiều tháng kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.

Tất cả nhân viên địa điểm trên đều được tiêm Covid-19 tăng cường và nhân viên dự phòng sẽ được triển khai để tiếp quản nếu bất kỳ ai gặp vấn đề liên quan tới dịch bệnh.

Ước tính sẽ có khoảng 2.900 vận động viên tới tham dự, họ phải tiêm phòng đầy đủ hoặc phải cách ly 21 ngày khi tới Trung Quốc. Họ cũng sẽ được xét nghiệm hàng ngày. Các nhà tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh cho biết Covid-19 là một thách thức rất lớn.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.