WHO hiện vẫn chưa biết những vắc xin hiện tại hiệu quả ra sao đối với Omicron. Cho đến nay, các loại vắc xin này cho thấy sự thành công trong việc làm chậm sự lây lan của Covid và giảm mức độ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng thấp gây ra nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể kháng vắc xin và nguy hiểm hơn.
Ngày càng có nhiều quốc gia sản xuất vắc xin Covid-19 đủ điều kiện cho trẻ nhỏ. Liên minh châu Âu sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi vào tuần tới, trong khi đợt tiêm chủng tương tự ở Mỹ bắt đầu vào tháng 11 nhưng dường như đang nhạt dần.
Các bác sĩ hy vọng kiến thức mà họ thu được sẽ không chỉ cải thiện việc điều trị mà còn giúp các bậc cha mẹ hiểu được những rủi ro của Covid-19 khi họ cân nhắc việc tiêm chủng của con mình.
Người đứng đầu phòng khám hậu Covid-19 Liat Ashkenazi-Hoffnung tại Trung tâm Y tế Trẻ em Schneider của Israel cho biết “Covid và PIMS từ lâu là những yếu tố cần cân nhắc khi tiêm chủng”.
PIMS (hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em) thường xảy ra vài tuần sau khi nhiễm Covid-19, là do hệ thống miễn dịch đột ngột hoạt động quá mức, tạo ra tình trạng viêm ở tim, phổi, thận, não và các cơ quan tiêu hóa. Trẻ em bị ảnh hưởng có thể phải nằm viện tới 2 tuần, một số trẻ cần được chăm sóc đặc biệt.
Ước tính có gần 6.000 trường hợp PIMS trên khắp Israel, trong dó có 52 ca tử vong. Cứ 3.500 trẻ em thì có một trường hợp mắc bệnh và tỷ lệ tử vong là 1-2%.
Giám đốc hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ Albert Bourla cho biết thời gian tiêm mũi vắc xin thứ 4 có thể sớm hơn dự kiến do tình trạng của biến chủng Omicron. Theo đó, mọi người sẽ cần đến mũi vắc xin thứ 4 sớm vì biến chủng Omicron có thể làm suy giảm kháng thể bảo vệ của vắc xin Covid-19.
Nghiên cứu sơ bộ của Pfizer và đối tác Đức BioNTech cho biết mũi tiêm thứ 3 có hiệu quả chống lại biến thể Omicron. Tuy nhiên, kháng thể của 2 mũi tiêm đầu có sự suy giảm mạnh dù vẫn có khả năng bảo vệ trước nguy cơ mắc bệnh nặng.
Trung Quốc đã phê duyệt khẩn cấp phương pháp điều trị chuyên biệt đầu tiên của nước này nhằm chống lại Covid-19. Động thái này diễn ra khi các cơ quan quản lý thế giới bật đèn xanh cho các phương pháp điều trị, đặc biệt là đối với các nhóm nguy cơ cao trong bối cảnh có biến thể Omicron.
Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết họ đã cấp "phê duyệt khẩn cấp" cho phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng. Kháng thể đơn dòng là một loại protein gắn vào protein đột biến của coronavirus, làm giảm khả năng xâm nhập vào các tế bào của cơ thể.
Cơ quan quản lý dược phẩm Trung Quốc cho biết việc điều trị bao gồm dùng kết hợp 2 loại thuốc, được sử dụng qua đường tiêm và có thể điều trị một số trường hợp có nguy cơ tiến triển nặng.
Dữ liệu thử nghiệm cho thấy liệu pháp kết hợp này có thể giảm khoảng 80% nguy cơ nhập viện và tử vong ở người bệnh có nguy cơ cao – theo Đại học Thanh Hoa.