Nhà khoa học Mỹ nói về biến thể Omicron, châu Âu xem xét bắt buộc tiêm vắc xin

GD&TĐ - Theo Worldometer, thế giới 267.345.601 ca mắc Covid-19, gồm 577.557 ca mới. Số ca tử vong là 5.285.853 ca, gồm 7.477 ca mới.

Ông Anthony Fauci.
Ông Anthony Fauci.

Tại Mỹ, nhà khoa học hàng đầu Anthony Fauci cho biết các dấu hiệu ban đầu cho thấy biến thể Covid-19 Omicron không tệ hơn các chủng trước đó và có thể nhẹ hơn. Tuy nhiên vẫn cần thêm thời gian để đánh giá mức độ nghiêm trọng của biến thể này.

Nói với hãng tin AFP, cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden đã chia nhỏ những điều cần biết và chưa biết về Omicron thành 3 lĩnh vực chính: khả năng lây nhiễm, khả năng tránh được miễn dịch đối với việc lây nhiễm trước đó cùng với vắc xin và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà nó gây ra.

Theo ông Fauci, biến thể Omicon “rõ ràng là có khả năng lây truyền cao”, rất có thể là hơn Delta vốn đang chiếm ưu thế trên toàn cầu. Về mức độ nghiêm trọng, ông cho rằng nó “gần như chắc chắn không nghiêm trọng hơn Delta”. Một nhóm bệnh nhân mắc Omicron ở Nam Phi đang được theo dõi ở Nam Phi cho thấy số ca nhập viện dường như ít hơn so với Delta. Tuy nhiên, ông Fauci lưu ý cần phải theo dõi thêm vì đa số những người mắc trên còn trẻ tuổi, ít có khả năng nhập viện hơn, bệnh nặng cũng có thể mất vài tuần để phát triển.

Ông cho rằng một loại virus dễ lây hơn, không gây bệnh nặng và không khiến số ca nhập viện và tử vong là “tình huống tốt nhất”.

Trong khi đó Trưởng phòng nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe châu Phi ở Nam Phi hôm qua cho biết, biến thể Omicron có thể tránh được một phần sự bảo vệ trước vắc xin Pfizer.

Giám đốc WHO châu Âu Hans Kluge cho biết tiêm chủng bắt buộc nhằm chống lại Covid-19 là “cứu cánh cuối cùng”.

Ngày càng nhiều nước châu Âu, gồm Đức, đang tranh luận về việc có nên bắt buộc tiêm vắc xin Covid-19 hay không. Trước đó, vào tháng 11, Áo tuyên bố sẽ bắt buộc tiêm vắc xin kể từ ngày 1/2 năm sau và đã gây ra nhiều cuộc phản đối lớn.

Nói với các phóng viên, ông Hans Kluge nói rằng việc bắt buộc tiêm chủng là biện pháp cuối cùng và chỉ được áp dụng khi tất cả các phương án khả thi nhằm cải thiện việc tiêm chủng đã hết.

Các nước Indonesia, Micronesia và Turkmenistan cũng đã bắt buộc mọi người lớn phải tiêm vắc xin Covid-19.

Tại Pháp, theo Bộ trưởng Giáo dục Jean Michel Blanquer, gần 80% trẻ em trên 12 tuổi hiện đã được tiêm chủng Covid-19.

Hôm qua, Thủ tướng Jean Castex cho biết từ ngày 15/12, trẻ em từ 5-11 tuổi bị thừa cân hoặc có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cũng sẽ được tiêm chủng và chính phủ hy vọng có thể tiêm cho tất cả mọi trẻ em từ 5 tuổi, bắt đầu từ 20/12.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).