WHO bắt đầu thảo luận chuyện tuyên bố kết thúc đại dịch Covid-19

GD&TĐ - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã bắt đầu xem xét về thời điểm và cách thức tuyên bố kết thúc cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn cầu, Bloomberg đưa tin.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết đã có hơn 10 triệu ca nhiễm Covid-19 và 52.000 ca tử vong trong tuần qua. Ảnh: Reuters.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết đã có hơn 10 triệu ca nhiễm Covid-19 và 52.000 ca tử vong trong tuần qua. Ảnh: Reuters.

Bloomberg dẫn nguồn tin cho biết các chuyên gia tại WHO đang bàn về những điều kiện báo hiệu đại dịch được tuyên bố từ ngày 30/1/2020 đã qua. Tuyên bố kết thúc đại dịch không chỉ là bước đi mang ý nghĩa biểu tượng mà còn dẫn đến việc đảo ngược những chính sách y tế cộng đồng trong thời kỳ đại dịch.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội, hạn chế yêu cầu đeo khẩu trang và cách ly, mở cửa biên giới với du khách. Trong khi đó, nhiều nước châu Á vẫn đang báo cáo tỷ lệ lây nhiễm cao kỷ lục.

Số ca mắc ở Đức gần đây lại quay về mốc gần kỷ lục. Tỷ lệ tử vong lại tăng mạnh ở Hong Kong (Trung Quốc), còn tại Trung Quốc đại lục ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới mỗi ngày, lần đầu tiên sau gần 2 năm qua.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng dù số ca Covid-19 giảm xuống mức thấp hơn ở nhiều nơi, căn bệnh này vẫn gây ra hàng ngàn ca tử vong mỗi năm chứ không giống những bệnh lưu hành dai dẳng như sốt rét và lao. Và vẫn có nguy cơ xuất hiện những biến chủng mới nguy hiểm hơn.

Theo ông David Heymann, cựu chuyên gia dịch tễ của WHO, nhiều quốc gia giờ không dựa vào hướng dẫn của WHO nữa mà chủ yếu dựa vào các nhóm cố vấn khoa học cấp quốc gia và khu vực.

Ông Heymann cho biết, chỉ số quan trọng để các quốc gia cân nhắc chấm dứt giai đoạn khẩn cấp là mức độ miễn dịch của cộng đồng, nghĩa là tỷ lệ dân có kháng thể với virus sau khi đã được tiêm phòng hoặc khỏi bệnh. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 98% dân số Anh đã có miễn dịch với virus corona để ngăn nguy cơ bệnh nặng.

Theo chuyên gia này, miễn dịch cộng đồng là điều khó đạt được vì những vắc xin hiện nay không ngăn được tình trạng nhiễm bệnh và người mắc rồi vẫn có thể mắc lại.

Tại Mỹ, khoảng 98% người dân giờ không còn phải đeo khẩu trang trong không gian công cộng trong nhà. Tuy nhiên, giới chuyên gia ngày càng lo ngại về biến chủng BA.2, một phiên bản của Omicron đang lưu hành rộng rãi ở một số nước châu Âu.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ