Vượt qua khó khăn dạy Văn học trung đại Việt Nam

GD&TĐ - Văn học trung đại Việt Nam là một trong những nội dung chủ yếu của chương trình Ngữ văn ở trung học cơ sở, được bố trí thời lượng lớn, dạy học ở các lớp của cấp học.

Vượt qua khó khăn dạy Văn học trung đại Việt Nam

Tuy nhiên, với những tác phẩm được sáng tác cách đây nhiều thế kỷ, nên khi dạy học nội dung này, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn.

Những khó khăn khi dạy học văn học trung đại Việt Nam

Nói về những khó khăn khi dạy học Văn học trung đại Việt Nam (VHTĐVN), Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nga - Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 11, TP Hồ Chí Minh cho biết: 

Tác phẩm VHTĐVN có một hệ thống thi pháp riêng, sử dụng nhiều điển cố, điển tích ước lệ, sử dụng chữ Hán, chữ Nôm,... làm cho học sinh THCS khó học tập hơn so với các tác phẩm văn học hiện đại.

 Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nga

VHTĐVN đã sử dụng một hệ thống thể loại như hịch, chiếu, biểu, cáo hay thơ Đường luật,... chịu những luật định nghiêm ngặt về niêm, luật, đối...

Hơn nữa, đặc trưng “văn - sử - triết bất phân” yêu cầu người tiếp nhận phải có sự am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan mới có thể hiểu hết giá trị sâu sắc của tác phẩm, nếu không chỉ là sự phân tích hời hợt bề ngoài hoặc sự liên hệ có tính chất gượng ép.

Cuộc sống hiện đại với nền kinh tế thị trường, sự hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin, tư tưởng dân chủ và bình đẳng trong cuộc sống,... cũng đã chi phối đến hiệu quả việc giảng dạy VHTĐVN, đến người dạy và người học. 

Quan niệm về bản thân, về xã hội và về các giá trị nhân sinh có những điều khác xa người xưa.

Trong khi đó, tác phẩm VHTĐVN vừa thiếu, tồn tại tản mát, “tam sao thất bản”, hầu hết tồn tại dưới dạng văn bản dịch, trong khi bản dịch không thể nào truyền tải hết ý nghĩa mà văn bản gốc muốn truyền đạt.

Nếu không có vốn hiểu biết về Hán Nôm đến mức nào đó thì người dạy và người học sẽ không hiểu đúng tác phẩm.

Vận dụng phương pháp đọc diễn cảm

Từ thực tiễn nhiều năm làm công tác chỉ đạo chuyên môn ở các Trường THCS, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, có thể vận dụng những phương pháp quen thuộc để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học VHTĐVN ở trường THCS hiện nay.

Cụ thể, vận dụng phương pháp đọc diễn cảm để dạy học các tác phẩm thơ. Những văn bản thuộc thể loại thơ trung đại thường có dung lượng ngắn, đọc diễn cảm là khâu quan trọng, tạo ra tác dụng lớn, tạo ra những ấn tượng thẩm mỹ cho HS.

Văn bản thơ trung đại được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, sử dụng nhiều từ cổ, từ Hán Việt, các điển tích điển cố nên rất khó cho HS trong việc tiếp nhận các giá trị nội dung, nghệ thuật.

Đọc diễn cảm thể hiện được cảm xúc, giọng điệu của nhân vật, của tác giả sẽ một phần nào sáng rõ được ý nghĩa của tác phẩm, tạo nên những rung động sâu sắc cho HS. Với tác phẩm viết bằng chữ Hán, phải hướng dẫn HS đọc diễn cảm cả phần phiên âm và dịch thơ của bài thơ.

Phương pháp gợi mở

Giáo viên có thể sử dụng phương pháp này để dẫn dắt học sinh từng bước tham gia phát hiện phân tích và đánh giá từng bộ phận của tác phẩm.

Việc áp dụng phương pháp gợi mở vào quá trình dạy học có hiệu quả khi giáo viên bám sát vào các dấu hiệu hình thức đặc trưng của từng tác phẩm, vào đặc trưng thể loại, ngôn từ hàm súc, biểu cảm, mang tính ước lệ tượng trưng, bố cục của văn bản, vào hình tượng nhân vật hay những tri thức lịch sử văn hóa liên quan đến văn bản để đặt câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu vấn đề.

Hệ thống câu hỏi phải đảm báo bảo tính chất gợi mở dần dần để giúp HS tìm hiểu từng yếu tố, từng chi tiết, lí giải được từng phần, từng vấn đề, từ đó cảm thụ tổng thể văn bản.

Hướng dẫn HS từ cụ thể đến khái quát, từ hình thức đến nội dung, từ quan sát, phân tích đến những khái quát mang tính chất trừu tượng cao hơn.

Gợi mở ở mức độ cao hơn là tạo tình huống có vấn đề để đặt HS vào tình huống mâu thuẫn trong nhận thức phải vượt qua trở ngại để tìm tòi cách thức giải quyết, từ đó tiếp nhận tri thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng nhân cách.

Vận dụng phương pháp này trong việc hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản VHTĐVN là thực sự cần thiết vì chúng có sự khác biệt khoảng cách thời gian, không gian, sáng tạo nghệ thuật, quan điểm và tiêu chuẩn thẩm mỹ, đặc trưng thi pháp.

Giáo viên thiết lập tình huống có vấn đề từ hoạt động tiếp nhận tác phẩm, phân tích các chi tiết nghệ thuật điển hình trong mối quan hệ với chủ đề tác phẩm, tư tưởng của tác giả. Từ đó, HS phải đứng trước một sự lựa chọn một phương án tối ưu giữa hai hay nhiều phương án tiếp nhận giá trị tác phẩm.

Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này trong dạy học VHTĐVN phải tùy trường hợp, tính chất của loại văn bản, đối tượng HS và mục đích giờ học để sáng tạo linh hoạt, tránh đánh đố HS.

Vận dụng phương pháp so sánh

Giáo viên dựa vào những nét tương đồng và khác biệt của các hiện tượng, yếu tố văn học có liên quan để giúp HS nhận rõ hơn đối tượng đang phân tích, mở rộng về phạm vi hiểu biết đồng thời tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về một nội dung kiến thức cụ thể.

Trong VHTĐVN có rất nhiều yếu tố về ngôn ngữ, nghệ thuật, đề tài, chủ đề, nhân vât,... có những mối liên hệ tương hỗ nhau nên việc so sánh sẽ phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, cần lưu ý, so sánh là phương tiện chứ không phải là mục đích, vì vậy không được lấy nội dung so sánh để thay thế cho nội dung phân tích; không được xa rời với chủ đề của tác phẩm, phải hướng tới làm sáng tỏ tính chỉnh thể của tác phẩm; các dẫn chứng được so sánh phải thể hiện được sự tiêu biểu có lựa chọn.

Khi dạy học VHTĐVN ở THCS, có thể so sánh những tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài với nhau để khẳng định giá trị, đóp góp riêng của từng tác phẩm.

Mặt khác, giáo viên cũng có thể thực hiện việc so sánh với những tác phẩm cùng chủ đề, cùng đề tài của một tác giả, so sánh giữa những yếu tố hay những chi tiết của cùng một tác phẩm để giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn những giá trị của VHTĐVN.

Vận dụng phương pháp giảng bình

Đây là thao tác quen thuộc đối với hoạt động dạy học tác phẩm văn học ở nhà trường, có nhiều lợi thế trong việc mang lại hứng thú, cảm xúc trong quá trình dạy học văn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để phát huy hiệu quả, GV cần phải chọn đúng vấn đề giảng bình về nội dung hay nghệ thuật; lời bình phải phù hợp với đặc tính của văn bản VHTĐVN;

Phải kết hợp nhuần nhị giữa ngôn ngữ giảng và ngôn ngữ bình; không tràn lan, nghe hay nhưng HS không nhận thức được cụ thể về một vấn đề của tác giả, tác phẩm.

Dạy học theo hướng tích hợp

Dạy học theo hướng tích hợp theo ba trục cơ bản là tích hợp ngang, tích hợp dọc và tích hợp liên môn (tích hợp ngoài văn bản) cũng là phương pháp phát huy hiệu quả trong dạy học VHTĐVN hiện nay.

Để tích hợp ngang, cần văn bản VHTĐVN để cung cấp, rèn luyện những vấn đề liên quan đến văn học, tiếng Việt và Tập làm văn.

Để thực hiện tích hợp dọc, cần nắm chắc chương trình VHTĐVN ở các lớp để có sự liên hệ, đối chiếu khi giảng dạy một tác phẩm cụ thể.

Tích hợp liên môn là một lợi thế khi dạy VHTĐVN cần có những tri thức về lịch sử, địa lý, về văn hóa học, triết học, về ngôn ngữ học,...

Tăng cường hoạt động ngoài giờ lên lớp

Đây là một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học VHTĐVN ở trường THCS.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bổ sung và nâng cao chất lượng của chính khóa lên một bước; tạo hứng thú học tập, tận dụng các hình thức và môi trường, phương tiện dạy học để cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục nhân cách.

Ví dụ, hiện nay, rất nhiều trường học, các đường phố lấy tên các danh nhân, các tác gia VHTĐVN. Việc tìm hiểu nguồn gốc, tiểu sử các danh nhân ấy cũng là một hình thức để nâng cao chất lượng dạy học VHTĐVN.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.