Làm giàu bằng trồng Dưa lưới trên đất ven biển
Bằng việc áp dụng mô hình trồng dưa lưới thí điểm theo tiêu chuẩn VietGAP áp dụng theo công nghệ của Israel được triển khai cách đây hơn 1 năm của gia đình anh Trần Văn Thiệu, ngụ tại khóm 4, phường Tân Thành, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã mang lại kết quả bất ngờ, đã minh chứng điều ngược lại về cách nghĩ của mọi người rằng vùng đất ven biển vẫn trồng được dưa lưới và mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, mô hình dưa lưới công nghệ cao của . Những ngày gần đây, hàng ngàn khách tham ở địa phương và một số khu vực lân cận kéo đến vườn dưa lưới công nghệ cao và duy nhất của tỉnh Cà Mau.
Theo anh Thiệu cho biết, gia đình anh trồng 1.600 dây dưa lưới trên diện tích 500m2. Vụ dưa lưới mới đây, anh trồng 3 loại dưa gồm: dưa kita của Nhật Bản ruột vàng; dưa Hà Lan vỏ vàng, ruột xanh; dưa lê Mỹ, vỏ trắng, ruột hồng. Đây là vụ dưa lưới thứ 3 của gia đình anh.
Tuy gặp thời tiết nắng hạn gay gắt, nhưng nhờ nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng bệnh, nên vụ dưa lưới này của gia đình anh Thiệu vẫn đạt hiệu quả khá cao. Hiện tại, dưa lưới của gia đình anh đã đến thời điểm thu hoạch. Vào ngày thứ 7 (6/6), anh Thiệu mở cửa vườn cho khách đến tham quan và mua dưa lưới.
Người dân từ TP Cà Mau và một số địa phương lân cận đến vườn tham quan, mua dưa. Anh Thiệu chia sẻ: “Mấy năm trước, từ những mô hình ở các tỉnh khác mình thấy rất thích nên về cũng mày mò tìm hiểu. Cộng thêm gia đình có đứa cháu theo học chuyên ngành về xử lý môi trường nên càng có điều kiện thực hiện mô hình. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng ai trong nhà cũng ủng hộ và góp sức”.
Khách đến tham quan vườn dưa lưới được tự do chụp ảnh, quay phim. Điểm đặc biệt, khi du khách đến tham quan tại vườn dưa lưới của gia đình anh Thiệu không phải mất tiền vé. Khách đến được tự do chụp ảnh, quay phim và mọi thắc mắc về dưa lưới đều được chủ vườn giải đáp tận tình.
Ngoài ra, khách được thoải mái tự lựa chọn những trái dưa ưng ý, thậm chí tự cắt trên cây xuống và thưởng thức thức ngay. Mỗi ký dưa lưới mua tại vườn có giá 80.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, anh Thiệu còn mở thêm dịch vụ quán ăn, phục vụ thêm nước ép và sinh tố dưa lưới nguyên chất.
Ông Nguyễn Quang Hùng, ngụ phường 4, TP Cà Mau cho hay: “Đây là lần thứ 2 gia đình tôi vào vườn dưa lưới này để tham quan. Vườn dưa ở đây trái rất đẹp và ngon. Hơn nữa chủ vườn thân thiện và hiếu khách, phục vụ khách chu đáo, giá dưa thì quá hợp lý”.
Cũng theo anh Thiệu, mỗi vụ dưa lưới có thời gian sinh trưởng không dài, từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng từ 70 - 85 ngày, tùy theo thời tiết của từng vụ. Ở 2 vụ dưa lưới trước, gia đình có nguồn thu nhập hơn 350 triệu đồng.
Trồng Dưa lưới cũng mang lại hiệu quả ở miền núi
Không chỉ ở vùng đất Cà Mau, trồng dưa lưới đã thu hút sự quan tâm của nông dân ở nhiều địa phương, bởi hiệu quả của việc trồng dưa lưới mang lại.
Điển hình như cách trồng dưa lưới của anh Phạm Văn Quỳnh, thôn Lâm Hưng, xã Nam Hương, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Anh Quỳnh cho biết, trước khi về quê lập nghiệp, anh đã nghiên cứu tìm hiểu các mô hình phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Qua tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và được sự trợ giúp của mọi người, anh thấy mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ Israel đang phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao nên đã quyết định lựa chọn mô hình này.
Mô hình trồng dưa lưới của gia đình anh được xây dựng trên diện tích khoảng 900m2, với tổng kinh phí đầu tư 400 triệu đồng. Vụ đầu anh trồng thử nghiệm 900 cây. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng nên vườn dưa của anh phát triển rất tốt, chất lượng cao.
Sau 3 tháng, vườn dưa đã cho thu hoạch. Tổng chi phí vụ đầu anh bỏ ra 120 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí, anh thu về trên 60 triệu đồng.
Anh Quỳnh vui mừng cho biết: “Có thể khẳng định mô hình dưa lưới công nghệ cao đến thời điểm hiện tại rất phù hợp với thời tiết, khí hậu ở xã miền núi Nam Hương nếu được chăm sóc bài bản, đúng quy trình."
Mô hình trồng dưa lưới nếu được nhân rộng sẽ mở ra một hướng đi mới cho việc chuyển đổi cây trồng ở địa phương cũng như phát triển kinh tế của xã nghèo Nam Hương. Trong thời gian tới, anh Quỳnh sẽ tăng diện tích cũng như số lượng gốc từ 900 đến 2400 gốc.
Để tạo được một mô hình có tiềm năng về kinh tế cao là cả một quá trình thử thách và ý chí của người nông dân, Theo đó, để trồng được cây dưa cho ra sản phẩm tốt, việc chăm sóc, quản lý cũng hết sức khắt khe, đòi hỏi người chăm sóc phải tỉ mỉ, biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất mới có thể thành công.
Được biết, mô hình dưa lưới trong nhà màng của anh Phạm Văn Quỳnh giờ đây đã trở thành địa chỉ cho rất nhiều đoàn trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
“Đây là bài viết tuyên truyền về truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”