Theo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương về Tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng KTTĐPN đến năm 2015, tại các nghiệp vùng KTTĐPN việc chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động (dệt may, giày dép) từ các khu vực đô thị tại một số tỉnh (như Đồng Nai…) ra các khu vực khác triển khai còn chậm, do điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và khả năng cung cấp nguồn lao động tại các khu vực này chưa đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của các ngành cơ khí, điện – điện tử, dệt may – da giầy. Các ngành công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao định hướng được phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Tuy nhiên mới chỉ thực hiện tốt tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, còn tại Đồng Nai các dự án cơ khí, điện tử viễn thông đầu tư vào tỉnh có trình độ công nghệ trung bình, trình độ tự động hóa thấp, các công đoạn sản xuất giản đơn, thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp.
Đời sống và nhà ở cho người lao động được các vùng KTTĐPN quan tâm (ảnh minh họa) |
Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, với quan điểm tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có, chỉ đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới khi tỷ lệ lấp đầy đạt được trên 74% và phát triển các khu công nghiệp đồng bộ với hạ tầng xã hội, chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động, tính đến nay, về cơ bản quy hoạch phát triển các khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy vậy, đã có một số sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của các địa phương, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc đồng ý chủ trương.
Việc quy hoạch và đầu tư phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp bước đầu đã hạn chế và dần khắc phục được tình trạng doanh nghiệp sản xuất nằm xen kẽ trong khu vực dân cư, hướng sẽ di dời các cơ sở ô nhiễm vào các cụm tập trung, tránh tình trạng đầu tư ngoài khu, cụm, điểm công nghiệp; huy động được nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và thu hút được số lượng lớn lao động.
Về thu hút đầu tư, Vùng KTTĐPN là vùng thu hút được nhiều nhà đầu tư nhất cả nước. Từ năm 2006 đến năm 2008 đã thu hút hơn 4.000 dự án đầu tư với tổng số vốn là 107.762 tỷ đồng và 33,026 tỷ USD.
Cũng theo kết quả điều tra, công tác đào tạo nghề, tổ chức dạy nghề cho cư dân nông thôn, triển khai các đề án xã hội hóa hoạt động dạy nghề, phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, đào tạo lao động các ngành nghề thủ công nghiệp... đã được chú trọng thực hiện dưới nhiều hình thức, có sự hỗ trợ của nguồn kinh phí khuyến công.
Quang Anh