Vụ phá đập Kakhovka, Nga nói 'mặt trời đang mọc đằng tây'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga nhận xét, trong vụ tấn công phá đập thủy điện Nova Kakhovka, phản ứng của phương Tây cho thấy “mặt trời đang mọc đằng tây”.

Vụ phá đập Kakhovka, Nga nói 'mặt trời đang mọc đằng tây'

Vụ tấn công phá đập thủy điện Nova Kakhovka

Theo các cơ quan dịch vụ khẩn cấp địa phương vùng Kherson, một vụ nổ tại nhà máy thủy điện Nova Kakhovka ở phần lãnh thổ do Nga kiểm soát ở vùng Kherson hôm 06/6 đã phá hủy một nửa con đập, nước lũ đe dọa tới 80 khu dân cư khác nhau và khoảng 16.000 người.

Tại Nova Kakhovka, mực nước đã tăng 10 mét, thậm chí các đàn thiên nga bơi lội tung tăng gần Cung văn hóa thành phố. Còn đường phố của thành phố Kherson (do Kiev kiểm soát) cũng đã bị ngập lụt rất sâu, toàn bộ các con đường ngập trong nước, người dân phải cố gắng ngăn dòng chảy.

Nhà máy thủy điện Kakhovka là giai đoạn thứ sáu (thấp hơn và cuối cùng) của chuỗi các nhà máy thủy điện trên sông Dnepr, nằm cách thành phố Nova Kakhovka 5 km.

Xem clip phần thân trên của nhà máy thủy điện bị vỡ do vụ tấn công

Xem clip phần thân trên của nhà máy thủy điện bị vỡ do vụ tấn công

Rất may là chỉ có phần trên của nhà máy thủy điện Kakhovka bị phá hủy, còn đập hồ chứa không bị phá hủy nên hậu quả cũng chưa đến mức quá thảm khốc.

Ngay lập tức, chính quyền do Moscow lập ở phần Kherson do Nga quản lý đã tổ chức các cuộc sơ tán ở các khu định cư Korsunka, Dnepryan và các vùng lân cận.

Giới chức Nga đã lên tiếng cáo buộc Lực lượng Vũ trang Ukraine phóng tên lửa vào nhà máy thủy điện. Cuộc tấn công của Quân đội Ukraine vào nhà máy được cho là thực hiện từ hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) “Vilkha”.

Tháng 10 năm ngoái, Nga cũng đã viết thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng, Kiev đang cố tình nhắm mục tiêu vào con đập thời Liên Xô này và bắn đến 120 quả đạn mỗi ngày vào khu vực nhà máy thủy điện, trong kế hoạch phá hủy cấu trúc con đập, nhằm khiến mực nước dâng cao và gây ngập lụt khu vực lân cận.

Ngược lại, chính quyền Kiev cũng đã bác bỏ những cáo buộc của Nga, thậm chí giới chức Ukraine đã cáo buộc ngược là chính Nga đã cho nổ tung đập Nova Kakhovka nhằm mục đích ngăn lực lượng Ukraine vượt sông Dnieper trong chiến dịch phản công và nhằm đổ lỗi cho Ukraine.

Thật đáng ngạc nhiên là sau vụ tấn công hết sức nguy hiểm này, phản ứng của các nước phương Tây lại hết sức dè dặt và “thiếu đanh thép”.

Các quan chức Liên minh châu Âu (EU), NATO, Anh, Đức, Canada đều đổ lỗi cho Nga, nhưng không chỉ đích danh đối tượng phá đập. Họ cho rằng, còn quá sớm để đưa ra đánh giá về các chi tiết, nhưng cho rằng nguyên nhân sâu xa bắt đầu từ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Vì sao phương Tây dè dặt khi nói về thủ phạm?

So sánh phản ứng của giới quan chức với các phương tiện truyền thông phương Tây về vụ tấn công nhà máy thủy điện Nova Kakhovka, Tiến sĩ Chính trị học Nga là ông Dmitry Evstafiev đã có những phân tích sâu về phản ứng đáng ngạc nhiên của các chính trị gia phương Tây đối với vụ phá hoại này.

Nhà khoa học chính trị Nga nhận xét rằng, khác với các phương tiện truyền thông phương Tây, giới chức ở Washington và London bình luận rất cẩn thận về tình hình xung quanh nhà máy thủy điện Kakhovka, và chính thái độ đó đã bộc lộ rất nhiều điều về thủ phạm đứng đằng sau vụ phá hoại này.

Hôm 06/6, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố rằng, cơ quan tình báo của Vương quốc “đang nghiên cứu bối cảnh vụ phá hủy nhà máy thủy điện Kakhovskaya” và “hiện thời còn quá sớm để xác nhận điều gì đó”.

Còn John Kirby, điều phối viên truyền thông chiến lược của Nhà Trắng mặc dù đổ lỗi cho Nga gây ra cuộc chiến ở Ukraine nhưng cũng thận trọng nói rằng “chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng để tìm ra thủ phạm.

Xem clip đàn thiên nga bơi lội tung tăng ở Cung văn hóa thành phố Nova Kakhovka

Còn Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg viết trên Twitter rằng, ông lo ngại về việc tính mạng của hàng nghìn thường dân gặp nguy hiểm và thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường sau vụ phá hủy nhà máy thủy điện Kakhovka.

Tuy nhiên, ông Stoltenberg bổ sung rằng, vụ việc này một lần nữa cho thấy “sự tàn bạo” của cuộc xung đột ở Ukraine và nguyên nhân gây ra thảm họa là do lực lượng đã tiến hành cuộc chiến ở Ukraine.

Theo vị chuyên gia Nga, “dường như bây giờ mặt trời mọc ở đằng tây”, vì từ trước đến nay, khi có bất cứ sự kiện gì xảy ra, chưa bao giờ có chuyện giới chức lãnh đạo phương Tây không ngay lập tức đổ lỗi cho Nga.

Ngay cả Mỹ và Anh, hai quốc gia luôn cổ vũ mạnh mẽ cho các hành động gây hấn từ phía Kiev, thì hiện nay bình luận “rất thận trọng”.

Điều này cho thấy rõ ràng là họ đã biết được điều gì đó về thủ phạm vụ phá hoại và đang chừa cho mình “một cái ống thở”.

Đồng thời hai quốc gia hiếu chiến phương Tây này cũng đang đề phòng trường hợp cuộc phản công của chính quyền Kiev có thể kết thúc rất tồi tệ và họ sẽ phải có một lí do nào đó để “thay đổi nhân sự ở Kiev”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Gỡ bỏ gánh nặng

GD&TĐ - Một thời gian dài, sáng kiến - kinh nghiệm là điều kiện bắt buộc để xét thi đua.