“Vũ khí” hiệu quả chống dịch tả lợn châu Phi

GD&TĐ - Trước những diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), sáng 11/7, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống dịch bệnh này.

“Vũ khí” hiệu quả chống dịch tả lợn châu Phi

Thông tin từ Cục Thú y cho biết, đến ngày 8/7, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 4.550 xã, 501 huyện của 62 tỉnh, thành phố (chưa qua 30 ngày). Tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 2.856.722 con (chiếm khoảng hơn 8% tổng đàn lợn thực tế là trên 35 triệu con). Đã có 106 xã thuộc 22 tỉnh, thành có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, thiệt hại do DTLCP rất nặng nề khi 2,8 triệu con lợn đã bị tiêu hủy. Dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho người dân mà còn là gánh nặng kinh phí hỗ trợ tiêu hủy. Hiện trên cả nước chỉ còn tỉnh Ninh Thuận chưa có bệnh DTLCP. Nguy hiểm hơn dịch vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng trấn an rằng, không nên quá sợ hãi trước diễn biến DTLCP nếu tổ chức phòng chống bài bản. Trong đó, vũ khí duy nhất vẫn đang rất hiệu quả là chăn nuôi an toàn sinh học, lấy phòng bệnh là chính. Bằng chứng đa số hộ chăn nuôi lớn, áp dụng quy trình an toàn sinh học hầu hết không bị dịch tấn công. Đây cũng là hướng đi bền vững, lâu dài cho cả ngành chăn nuôi, chứ không chỉ riêng chăn nuôi lợn.

Chăn nuôi an toàn sinh học là vũ khí hiệu quả trong phòng chống dịch
Chăn nuôi an toàn sinh học là vũ khí hiệu quả trong phòng chống dịch

Bên cạnh đó, phải áp dụng đồng bộ các giải pháp ứng phó với dịch, gồm cả nghiên cứu sản xuất vắcxin, chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh… Ông Cường cho biết thêm, việc tổ chức nghiên cứu sản xuất vắcxin đang thu được những kết quả bước đầu khả quan. Một số mô hình ứng dụng chế phẩm trong nâng cao khả năng đề kháng, lồng ghép với chăn nuôi lợn hữu cơ đang là hướng đi tốt.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, công tác ứng phó với dịch tiếp tục tồn tại nhiều khó khăn, bất cập chưa được khắc phục. Việc tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh nhiều nơi chưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật làm phát tán, lây lan dịch. Người chăn nuôi vẫn sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt. Khi phát hiện lợn có bệnh, không báo với chính quyền địa phương và thú y cơ sở, tự ý điều trị, vứt xác lợn ra ngoài môi trường…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

GD&TĐ - Không biết từ bao giờ, con người trở nên hung hăng, luôn giải quyết mâu thuẫn bằng những hành vi phi nhân tính.

Hyun Bin thừa nhận nghiện vợ con

Hyun Bin thừa nhận nghiện vợ con

GD&TĐ - Hyun Bin đã chia sẻ suy nghĩ của mình về cuộc sống hôn nhân và đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn về những thay đổi mà anh trải qua kể từ khi kết hôn.