Vũ khí hạt nhân trở lại Anh và chiến lược thời Chiến tranh Lạnh

GD&TĐ - Theo tờ The Telegraph hôm 26/1, Mỹ có kế hoạch một lần nữa triển khai vũ khí hạt nhân ở Anh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.

F-35 và bom B61-12 sẽ xuất hiện tại căn cứ Lakenheath.
F-35 và bom B61-12 sẽ xuất hiện tại căn cứ Lakenheath.

Căn cứ triển khai

Báo cáo dẫn các tài liệu của Bộ Quốc phòng cho biết, Mỹ dự định đặt đầu đạn hạt nhân tại căn cứ Lakenheath của Không quân Hoàng gia Anh.

Washington đã loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi Vương quốc Anh vào năm 2008 sau khi triển khai chúng ở đó trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo kế hoạch, Mỹ dự kiến ​​sẽ bố trí bom trọng lực B61-12 tại căn cứ Lakenheath.

Kế hoạch tái triển khai hạt nhân sẽ song song với việc thay thế máy bay F-16 Falcon cũ bằng Máy bay chiến đấu tấn công chung F-35 mới hơn. Bởi các máy bay phản lực tàng hình này được thiết kế để mang bom hạt nhân chiến thuật B61-12.

Thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã được Anh cho phép triển khai vũ khí hạt nhân tại căn cứ Lakenheath để chống lại các lực lượng của Hiệp ước Warsaw, một liên minh do Liên Xô lãnh đạo tương tự như liên minh NATO bao gồm hầu hết các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

Ngoài ra, Mỹ cũng có kho hạt nhân tại các căn cứ ở Hà Lan, Bỉ, Đức, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Với nhiều thỏa thuận khác nhau, trong đó có điều khoản đồng ý để lực lượng không quân quốc gia sở tại mang và triển khai bom hạt nhân của Mỹ trong một số tình huống.

Vào thời kỳ đỉnh cao, Mỹ triển khai 480 quả bom hạt nhân ở châu Âu, trong đó có 110 quả ở căn cứ Lakenheath. Tuy nhiên, vũ khí hủy diệt của Mỹ đã được rút khỏi Lakenheath vào năm 2008.

Chiến lược của Mỹ

Đánh giá về kế hoạch của Mỹ, Trung tá Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski, cựu nhà phân tích của Bộ Quốc phòng Mỹ, nói rằng động thái này chỉ là một trong những phản ứng với những nguy cơ đe dọa an ninh diễn ra trên thế giới gần đây.

Trong đó, việc tái triển khai hạt nhân đến Lakenheath đã được lên kế hoạch từ lâu nhằm tăng cường khả năng răn đe của NATO.

"Tôi coi việc triển khai này là một kế hoạch 'nâng cấp' quan liêu đã được lên kế hoạch từ lâu đối với người Anh, NATO và không được lên kế hoạch vì tình hình Ukraine, ngoại trừ những lời nói khoa trương của những nhà lãnh đạo.

Vương quốc Anh thực sự đã bắt đầu tăng số lượng đầu đạn hạt nhân trên đất liền, sẵn sàng để phóng trên biển và trên không vào năm 2021. Kế hoạch được thực hiện một cách âm thầm và có thể được coi là một trong những biện pháp phòng thủ trong một thế giới bất ổn do Mỹ và Nga đã hủy bỏ một số hiệp ước", bà Kwiatkowski nói.

Bà Kwiatkowski cho biết thêm: "Chiến lược của NATO đã nêu về vũ khí hạt nhân thực sự phụ thuộc vào Mỹ. Các hiệp ước hạn chế hạt nhân hiện tại cần được sửa đổi, cập nhật bởi chúng không còn phù hợp với những diễn biến hiện tại trên thế giới.

Tuy nhiên, thật không may, việc gia hạn và tái kích hoạt một số hiệp ước hạt nhân Mỹ đã hủy bỏ không phải là điều mà chính quyền Tổng thống Biden và giới lãnh đạo Lầu Năm Góc quan tâm đến tại thời điểm này".

Kwiatkowski cho biết Vương quốc Anh và phần còn lại của NATO là một thị trường bị đóng kín đối với tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ, dẫn đến việc mua và triển khai rộng rãi vũ khí như F-35 phải phụ thuộc vào chiến lược lỗi thời, bao gồm cả các cuộc đối đầu hạt nhân kiểu Chiến tranh Lạnh.

"Tôi có thể nói điều này ngay cả khi không có cuộc xung đột Ukraine và cuộc chiến ủy nhiệm của NATO, hệ thống vũ khí của Mỹ không còn là tốt nhất và F-35 là một ví dụ điển hình về một sản phẩm đắt tiền nhưng không đáng tin cậy", bà Kwiatkowski nói.

Cựu nhà phân tích lưu ý rằng lối hùng biện thời Chiến tranh Lạnh đang được các chính trị gia tân bảo thủ ở Mỹ và Châu Âu hồi sinh.

Kwiatkowski cho biết thông điệp xung quanh việc triển khai F-35 tới Vương quốc Anh có thể được lên kế hoạch để nâng cao lợi ích ở Ukraine và gửi một thông điệp tới Nga và cả BRICS rằng Mỹ rất nghiêm túc và có năng lực răn đe với mọi đối thủ.

Tuy nhiên, việc lựa chọn nền tảng F-35 đang gặp không ít khó khăn do bản thân chiến đấu cơ tàng hình này không ngừng phát sinh sự cố và không đủ an toàn để mang vũ khí hạt nhân. Và có thể đây là một sai lầm.

"Chiến tranh thế giới lần I xảy ra do những đánh giá sai lầm của các nhà lãnh đạo đầy tham vọng của thế kỷ 20. Tôi lo ngại rằng điều tương tự nguy cơ đang xảy ra ngày hôm nay, lần này tập trung ở Mỹ", bà Kwiatkowski kết luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.