Vũ khí bí mật của Bắc Kinh: Thoái vốn khỏi trái phiếu chính phủ Mỹ

GD&TĐ - Bắc Kinh và Washington có thể chấm dứt cuộc chiến thương mại sớm nhất là vào ngày 27/3. Mặc dù vậy, Bắc Kinh, chủ nợ chính của Washington, bắt đầu tích cực thoát vốn khỏi các khoản đầu tư vào nợ quốc gia của Mỹ. Người đứng đầu công ty đầu tư lớn nhất thế giới BlackRock Lawrence Fink tin rằng, việc giải quyết xung đột thương mại sẽ chỉ đẩy nhanh quá trình này.

1.300 tỷ USD của Trung Quốc trong nợ công của nước Mỹ đang chờ ông chủ mới
1.300 tỷ USD của Trung Quốc trong nợ công của nước Mỹ đang chờ ông chủ mới

Đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ đang giảm

Đến cuối năm ngoái, đã có 1,12 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ trên số dư của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Con số này tương đương với 28% tất cả các khoản nợ của chính phủ Hoa Kỳ thuộc sở hữu của các ông chủ nước ngoài.

Ngoài Trung Quốc còn các nhà cho vay lớn khác bao gồm Nhật Bản (sở hữu khoản nợ 1,03 nghìn tỷ - 25,7%), Brazil (303 tỷ - 7,5%), Ireland (280 tỷ - 7%), Vương quốc Anh (273 tỷ - 6,8%).

Theo các nhà phân tích, thời gian gần đây có một xu hướng rõ ràng: Đầu tư vào nợ công của Mỹ đã giảm.

Vì vậy, chỉ trong tháng 6 năm ngoái, danh mục trái phiếu kho bạc của Nhật Bản đã giảm đến mức thấp nhất trong 7 năm qua. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước đã và đang phải đối mặt với áp lực kinh tế của Washington, đã thoát khỏi danh sách 30 nước nắm giữ kho báu lớn nhất. Hơn nữa, Moscow đã bán gần như toàn bộ danh mục đầu tư của các chứng khoán này.

Trong vấn đề này, Trung Quốc tỏ ra đặc biệt lo lắng. Trở lại năm 2013, Bắc Kinh có 1,3 nghìn tỷ USD chứng khoán nợ của Mỹ. Vào cuối năm 2016, đầu năm 2017, Bắc Kinh đã giảm số tài sản này để bù đắp cho việc tăng cường đồng nhân dân tệ, nhưng sau đó mọi thứ đã được khôi phục. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, Trung Quốc đã thoái khoảng 13,8% vốn từ kho bạc của Mỹ.

Trái bom chờ kích hoạt

Việc bán trái phiếu cho phép Washington tài trợ cho chi tiêu liên bang tăng lên, kích thích tăng trưởng kinh tế và duy trì lãi suất thấp. Về phần mình, Trung Quốc cũng được hưởng lợi: Đầu tư vào tín phiếu kho bạc làm suy yếu đồng nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ. Do đó, hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng hóa của chính nước Mỹ.

Các nhà phân tích của Deutsche Bank cho biết: Nhu cầu về nợ của chính phủ Mỹ đang giảm dần trong 4 năm qua. Để bảo đảm nhu cầu trái phiếu chính phủ liên tục, lãi suất hiện tại là quá thấp. Liệu họ sẽ phải tăng lãi suất để kích cầu tăng trưởng kinh tế hay không chỉ là một trong những câu hỏi mà Nhà Trắng phải trả lời: Ai sẽ là ông chủ mới của nợ công nước Mỹ? 

Điều làm giới phân tích đặc biệt quan tâm là sự phụ thuộc tài chính của Mỹ vào Trung Quốc gia tăng trong bối cảnh xung đột thương mại đang diễn ra. Thiệt hại từ cuộc chiến thương mại do Washington phát động đối với cả hai nước ước tính lên tới hàng tỷ USD. Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo: Nếu cứ tiếp tục như vậy, các khoản nợ của Mỹ sẽ phải bán hết. Đơn giản chỉ vì lý do kinh tế - để bảo đảm sự ổn định của đồng nhân dân tệ.

Vào thời điểm hiện tại, Washington tiến gần tới khả năng “chung sống hòa bình” với Bắc Kinh trong lĩnh vực thương mại, nhưng các nhà phân tích chắc chắn rằng, ngay cả khi hiệp định thương mại được ký kết, Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách thoái vốn.

Theo ghi nhận của Lawrence Fink, người đứng đầu công ty đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới BlackRock, lý do để Trung Quốc thoái vốn có thể là chính thỏa thuận “không còn lý tưởng”. Trung Quốc đã tiết kiệm được nợ của Mỹ từ thặng dư trong thương mại song phương- Nhà tài chính giải thích - Nếu Bắc Kinh đồng ý giảm thặng dư thương mại, tiền đầu tư vào nợ quốc gia của Mỹ sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Khi Trung Quốc tiếp tục cắt giảm mua nợ của Mỹ, đối với Kho bạc Hoa Kỳ, do thâm hụt ngân sách ngày càng tăng sẽ gây ra hậu quả rất xấu - Lawrence Fink nhận định.

Tại sao Trung Quốc cần nhiều nợ của Mỹ?

Duy trì giá xuất khẩu cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh tế của Trung Quốc. Điều này đạt được bằng cách giữ tỷ giá hối đoái cố định của đồng nhân dân tệ so với rổ tiền tệ, nhất là với đồng USD...

Giờ đây, trong tay Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất của Mỹ là một đòn bẩy mạnh mẽ có thể tạo ra áp lực chính trị và kinh tế rất lớn đối với Washington. Đôi khi, Bắc Kinh đe dọa sẽ mở một cuộc tháo vốn, làm trật bánh thị trường nợ của chính phủ Mỹ. Nếu Trung Quốc thực thi lời đe dọa này, Mỹ sẽ phải đối mặt với sự bất ổn của đồng USD và dĩ nhiên, sự phát triển của nền kinh tế của nước này sẽ chậm lại.

Nền kinh tế sẽ bắt đầu lên cơn sốt với lãi suất cao ở khắp mọi nơi, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế - ông Jeff Mills, chiến lược gia đầu tư tại Tập đoàn Dịch vụ tài chính PNC của Mỹ cho biết.

Nhu cầu toàn cầu về đồng đô la sẽ giảm mạnh. Sự sụp đổ của đồng tiền Mỹ sẽ tấn công thị trường quốc tế mạnh hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tất cả sẽ chịu nhiều tổn thất, trong đó có nền kinh tế Trung Quốc.

Do đó, kịch bản khả dĩ nhất là Trung Quốc sẽ bán trái phiếu chính phủ Mỹ dần dần. Nhưng đối với Washington, như vậy cũng là rất tệ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ