Virus khổng lồ thời cổ đại sống lại khi băng Bắc Cực tan chảy?

Virus cổ đại hồi sinh một ngày nào đó có thể sẽ nằm trong danh sách hậu quả đáng lo ngại của việc băng tan chảy.

Virus khổng lồ thời cổ đại sống lại khi băng Bắc Cực tan chảy?

Các nhà khoa học làm việc trong Vòng Bắc Cực vài thập kỷ qua đã phát hiện ra một số loại virus lớn có thể bị “đánh thức trở lại” nếu lớp băng vĩnh cửu giam giữ chúng tan rã.

Năm 2015, các nhà nghiên cứu ở Siberia phát hiện ra một loại virus tên gọi là Mollivirus sibericum, con virus 30.000 năm tuổi này đã thành công trong việc lây nhiễm một loại amip không thể tự vệ trong phòng thí nghiệm.

Khoảng một thập niên trước, các nhà khoa học đã phát hiện mẫu Mimivirus đầu tiên, một mẫu vật 1,200 gen chiều rộng đo được gấp 2 lần chiều rộng của các loại virus truyền thống, chôn bên dưới lớp băng ở lãnh nguyên Nga (so sánh với virus HIV chỉ có 9 gien).

Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng những virus khổng lồ có thể làm tan băng, trốn thoát và khiến nhiều người mắc bệnh. Nghe có vẻ giống một bộ phim kinh dị năm 1990. Nhưng bạn không nên quá bận tâm - ít nhất là chưa.

Theo nhà báo Carl Zimmer của tờ New York Times, tác giả cuốn sách gần đây "Một hành tinh của virus", cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Những virus đặc biệt này sẽ lây nhiễm cho amip, vì vậy nếu bạn là một con amip, bạn nên thực sự sợ hãi".

Ông cho rằng những virus đông lạnh này nằm ở vị trí rất thấp trong danh sách đáng lo ngại của chúng ta".

Zimmer cho biết thêm hầu hết các virus khổng lồ này đã được tìm thấy sau khi làm tan chảy các mẫu băng Bắc cực trong phòng thí nghiệm. "Chúng được xử lý cẩn thận trong phòng thí nghiệm và cung cấp thêm một đầu mối khác nữa cho thấy tỷ lệ phát triển một ổ dịch cổ đại là rất thấp."

Một ví dụ, Mollivirus sibericum nhìn dưới kính hiển vi:

Ngoài kích cỡ khác thường của nó, Mollivirus sibericum khác với đại đa số các virus ở chỗ nó có hơn 500 gen mã hóa cấu tạo protein.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ