Virus cúm lây lan như thế nào?

GD&TĐ - Một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh cúm là biết virus có khả năng lây lan như thế nào và ở đâu.

Vào cao điểm mùa cúm, học sinh tới trường gần như cả ngày và tiếp xúc với nhau trong môi trường lớp học.
Vào cao điểm mùa cúm, học sinh tới trường gần như cả ngày và tiếp xúc với nhau trong môi trường lớp học.

Ví dụ, một số môi trường nhất định có thể khiến virus cúm lây lan nhanh hơn. Điều này xảy ra phổ biến nhất trong không gian kín.

Trẻ từ 6 - 12 tuổi dễ mắc cúm

Virus cúm dẫn đến gần 40 triệu ca mắc mỗi năm, dù đây là một trong những bệnh dễ phòng ngừa nhất. Chủ động phòng ngừa virus cúm là một trong những biện pháp hiệu quả, giúp người dân có một sức khoẻ tốt.

Các trường học thường là nơi ghi nhận nhiều trường hợp mắc cúm hằng năm. Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 - 12 có tỷ lệ mắc và nhiễm cúm cao nhất so với các độ tuổi khác.

Các chuyên gia cho biết, trẻ nhỏ trong giai đoạn học những kiến thức cơ bản về vệ sinh. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh cúm nhanh chóng phát triển và lây lan trong lớp học.

Ngoài ra, trẻ có hệ thống miễn dịch đang phát triển nên vẫn dễ mắc hầu hết các bệnh liên quan đến cúm. Do đó, giáo viên, nhân viên cũng như y tá của trường cần dạy trẻ em những điều cơ bản về vệ sinh.

Các trường học như trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng có thể là nơi bùng phát dịch cúm. Bởi, vào cao điểm mùa cúm, học sinh tới trường gần như cả ngày và tiếp xúc với nhau trong môi trường lớp học..

Môi trường văn phòng hoặc nơi làm việc cũng có thể gây ra dịch cúm và khiến bệnh bùng phát nếu nhân viên mắc virus không nghỉ ở nhà. Thực tế cho thấy, không ít nhân viên bị cúm vẫn có thể tiếp tục đi làm.

Tình trạng đó tạo điều kiện cho virus cúm lây lan khắp văn phòng. Khi đó, virus sẽ tấn công những nhân viên khỏe mạnh. Trong trường hợp này, bệnh cúm có thể bắt đầu lây lan với tốc độ nhanh hơn.

Trẻ có hệ thống miễn dịch đang phát triển nên dễ mắc hầu hết các bệnh liên quan đến cúm.

Trẻ có hệ thống miễn dịch đang phát triển nên dễ mắc hầu hết các bệnh liên quan đến cúm.

Có nên đóng cửa trường học?

Theo các chuyên gia, khi trường học đóng cửa, việc di chuyển trẻ nhỏ đến nhà hoặc cơ sở khác để chăm sóc, do cha mẹ không thể nghỉ làm trông con, dường như là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc “không tuân thủ” các khuyến nghị về giãn cách xã hội trong thời gian đóng cửa. Nhìn chung, chi phí tài chính và kinh tế - xã hội của việc đóng cửa trường học là rất cao đối với các hộ gia đình và toàn xã hội. Phương pháp này cũng không đảm bảo giảm hiệu quả sự lây lan của bệnh cúm. Đồng thời, không ngăn ngừa hiệu quả các hậu quả sức khỏe nghiêm trọng hơn - thứ có thể là mối quan tâm hàng đầu đối với cộng đồng và chuyên gia y tế.

Không ít ý kiến cho rằng, khi dịch cúm bùng phát, đóng cửa trường học có thể được coi là một biện pháp hữu hiệu. Song, thực tế, nhiều bằng chứng về hiệu quả của việc đóng cửa trường học để kiểm soát đại dịch cúm và theo mùa vẫn chưa thuyết phục.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, một số bằng chứng gợi ý, khi được thực hiện sớm trong quá trình bùng phát, việc đóng cửa trường học có thể hữu ích như một chiến lược để giảm lây truyền bệnh. Chiến lược này sẽ ngăn chặn tác động của bệnh cúm.

Đồng thời, giảm gánh nặng ngắn hạn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, đến khi có các biện pháp can thiệp khác, như vắc-xin. Song, thực tế, tổng số người bị nhiễm cúm có thể không bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự can thiệp này, dù tác động ngắn hạn của đợt bùng phát có thể giảm.

Việc giảm đáng kể sự lây truyền bệnh cúm đã được ghi nhận đối với đại dịch H1N1 năm 2009 dựa trên các nghiên cứu ở Nhật Bản, Mexico và Hồng Kông (Trung Quốc).

Tỷ lệ giảm lần lượt là 25, 29 và 37%. Trong khi đó, dựa trên dữ liệu của Canada, một nghiên cứu cho thấy, việc đóng cửa trường học có thể giúp giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ em.

Một số tác giả cho rằng, việc đóng cửa trường học sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp với các biện pháp can thiệp khác, đặc biệt khi tỷ lệ lây truyền bệnh cao hơn.

Các nhà khoa học cho rằng, việc kết hợp đóng cửa trường học với sử dụng thuốc kháng virus sẽ giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tấn công trong cộng đồng. Mặc dù các chiến lược kết hợp có thể thực sự hiệu quả, nhưng những nghiên cứu như vậy không trả lời câu hỏi liệu có nên đóng cửa trường học hay không.

Trái lại, không ít phát hiện đã chứng minh điều ngược lại. Việc đóng cửa trường học, trước hoặc gần đỉnh điểm của dịch bệnh, sẽ cải thiện khả năng xảy ra các tác động đáng kể.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã mô tả những thách thức trong việc thu thập thông tin cần thiết về chủng cúm, sự lây truyền, quần thể dễ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng đủ sớm để đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hai tuần có thể là khoảng thời gian đóng cửa trường học đủ để tạo ra hiệu ứng. Tuy nhiên, các biến số khác, như thời điểm bắt đầu và khả năng lây truyền cũng ảnh hưởng đến kết quả.

Việc đóng cửa trường học lâu hơn có thể ảnh hưởng lớn trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm. Song, việc đóng cửa kéo dài cũng sẽ gây nhiều tổn thất.

Chi phí cao và sự gián đoạn xã hội liên quan đến đóng cửa trường học, đặc biệt là trong trường hợp tỷ lệ tử vong thấp, đã gây nhiều khó khăn. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy, chi phí đóng cửa trường học, khi được đưa ra như một biện pháp can thiệp đơn lẻ, lớn hơn đáng kể so với tiết kiệm. Hơn nữa, cả việc đóng cửa ngắn và dài hạn đều không đạt được hiệu quả chi phí.

Các yếu tố giúp cải thiện hiệu quả chi phí của việc đóng cửa trường học bao gồm tỷ lệ lây truyền cao, thời gian xảy ra đại dịch lâu và hậu quả sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Chỉ trong một đại dịch nghiêm trọng (ví dụ: Tỷ lệ tử vong trong trường hợp từ 1,5% trở lên), hiệu quả chi phí mới có thể đạt được khi việc đóng cửa trường học được kết hợp với các biện pháp giãn cách xã hội khác.

Theo Centennialmedical; Nccid

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.