Vì sao cúm mùa dễ lây lan trong trường học?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bệnh cúm A dễ lây lan nhất là ở môi trường lớp học, xí nghiệp... Bệnh có thể tự khỏi nhưng một số trường hợp gây biến chứng nặng.

Vì sao cúm mùa dễ lây lan trong trường học?

Vì sao cúm mùa dễ lây lan?

Thời gian vừa qua, ở TPHCM liên tiếp xuất hiện các chùm ca bệnh cúm tại các trường học.

Bác sĩ Lê Hồng Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho rằng, bệnh cúm xuất hiện vào mùa lạnh ở những vùng có khí hậu lạnh. Tuy nhiên, tại khu vực miền Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, lúc nào cũng có thể phát hiện virus cúm.

Thời điểm giao mùa thường ghi nhận chùm ca viêm hô hấp nhiều hơn. Bên cạnh đó, có rất nhiều tác nhân gây nên chùm ca bệnh hô hấp chứ không chỉ cúm.

Cúm là bệnh khá thông thường ở người phổ biến nhất là cúm A/H1N1, đây là tác nhân phổ biến của cúm mùa hằng năm trên toàn thế giới.

Theo bác sĩ Nga, virus cúm là lây lan nhanh nhất trong môi trường tập trung đông người như trường học, xí nghiệp. Virus trong dịch tiết từ đường hô hấp, trên bàn tay, quần áo hay các đồ dùng xung quanh người bệnh.

Virus cúm có thể tồn tại khá lâu trên các bề mặt ở ngoài môi trường. Loại virus này có thể sống từ 24 - 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,... Nó cũng có thể tồn tại trong quần áo từ 8 - 24 giờ và sống được 5 phút trong lòng bàn tay.

Khi bị cúm, bệnh cúm trên đa số mọi người gây viêm hô hấp nhẹ nhưng ở một số trường hợp như phụ nữ có thai, người lớn tuổi, người mắc các bệnh mạn tính... thì có thể nặng hơn

Biểu hiện bệnh cúm A giống nhiễm siêu vi hô hấp thông thường với các triệu chứng như người bệnh sốt cao đột ngột (hơn 38oC), kèm ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, biếng ăn, cơ thể suy nhược, đau họng, viêm họng, ho khan, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy.

Người mắc cúm thường sốt 2-5 ngày, trong khi các bệnh về đường hô hấp do virus khác thường hết sốt sau 24-48 giờ. Tuy không nguy hiểm như nhiễm cúm A(H5N1), cúm A(H7N9)... những người nhiễm cúm cúm mùa cũng có thể gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, thậm chí có thể gây suy đa tạng, tử vong ở một số người có bệnh mạn tính. Trên thế giới mỗi năm ghi nhận 250.000-500.000 trường hợp tử vong do cúm.

Cách phòng tránh cúm mùa

Để phòng cúm, bác sĩ Nga cho biết người dân nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa hằng năm. Đặc biệt, người lớn tuổi, người mắc bệnh nền (tiểu đường, huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính…), phụ nữ có thai cần tiêm theo hướng dẫn.

Mỗi năm, Tổ chức Y tế thế giới có khuyến cáo những tuyp virus cúm phổ biến và sẽ có vắc xin tương ứng. Vắc xin cúm có thể tiêm cho người từ 6 tháng tuổi trở lên và khá an toàn.

Ngoài ra, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.

Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.