Vĩnh Phúc: Tổ chức các điểm bán hàng Việt cố định và lưu động

GD&TĐ - Trung tâm Phát triển Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc đang tổ chức các điểm bán hàng lưu động và xây dựng điểm bán hàng cố định trên địa bàn tỉnh nhằm hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Hàng Việt được bày bán tại điểm bán hàng cố định do Trung tâm Phát triển Công Thương Vĩnh Phúc tổ chức
Hàng Việt được bày bán tại điểm bán hàng cố định do Trung tâm Phát triển Công Thương Vĩnh Phúc tổ chức

Chương trình được triển khai dựa trên Kế hoạch số 63/KH – SCT  ngày 11/8/2021 của Sở Công thương Vĩnh Phúc về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động người “Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới thuộc lĩnh vực Công thương và Quyết định số 205/QĐ – SCT ngày 18/12/2020 của Sở Tài Chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2021.

Thông qua chương trình đưa hàng Việt về nông thôn giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước có cơ hội trao đổi thông tin, xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, người tiêu dùng dần quen sử dụng hàng việt, thể hiện lòng yêu nước, ý trí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng hóa Việt Nam có chất lượng sức cạnh tranh cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần vào ổn định thị trường nội địa xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, thông qua mô hình điểm bán hàng "Tự hào hàng Việt Nam" sẽ thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt ở các địa phương, vừa góp phần phát triển hệ thống phân phối, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất-phân phối-tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn. Đây cũng là dịp để nhân dân trong vùng, thăm quan, thưởng thức, mua sắm hàng  hóa.

5 điểm bán hàng lưu động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức tại xã Đạo Đức, Tam Hợp (huyện Bình Xuyên), xã Ngọc Thanh và các phường Đồng Xuân, Nam Viêm của thành phố Phúc Yên. Qui mô các điểm bán hàng lưu động có diện tích trưng bày sản phẩm từ 100- 200m2. Thời gian tổ chức từ tháng 10 – 12/2021, tại mỗi điểm bán hàng việt lưu động tổ chức từ 1- 2 ngày.

Hàng hóa tham gia tại các điểm bán hàng: Chế biến nông sản, thực phẩm, dầu ăn, bột ngọt, mì chính, nước mắm, bột giặt, dày dép, quần áo may sẵn giấy vở học sinh, hóa mỹ phẩm, tạp hóa, đồ gia dụng, các mặt hàng tiêu dùng khác…

Điểm bán hàng cố định với tên gọi "tự hào hàng Việt nam" được xây dựng tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, thời gian dựng gian hàng và trưng bày bán hàng hóa trong tháng 11-12/2021.

Điểm bán hàng Việt thuộc chương trình do Trung tâm Phát triển Công Thương Vĩnh Phúc tổ chức
Điểm bán hàng Việt thuộc chương trình do Trung tâm Phát triển Công Thương Vĩnh Phúc tổ chức

Phòng Thương mại -Trung tâm Phát triển Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc được giao nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn tạo điều kiện về địa điểm sân bãi, điện, nước, vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông và tuyên truyền lưu động, treo các băng rôn tuyên truyền quảng cáo về chương trình bán hàng việt tại địa bàn,

Giao đơn vị chức năng của địa phương phối hợp với Trung tâm Phát triển Công Thương, các doanh nghiệp, Siêu thị thương mại triển khai tổ chức các điểm bán hàng lưu động tại địa phương.

Trung tâm Phát triển Công Thương có nhiệm vụ phân công cán bộ tham gia trực tại các điểm bán hàng lưu động và điểm bán hàng cố định để giaỉ quyết các vấn đề phát sinh có liên quan. Liên hệ với các địa phương để hỗ trợ về địa điểm bán hàng và các dịch vụ phục phụ cho hoạt động bán hàng.

Phối hợp với các doanh nghiệp các siêu thị thương mại, các đơn vị tổ chức bố trí sắp xếp trưng bày các mặt hàng đảm bảo mỹ quan, in ấn băng rôn, cờ phướn, tuyên truyền xe lưu động và chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức các điểm bán hàng việt lưu động về Nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp, siêu thị thương mại chủ động liên hệ với chính quyền địa phương, các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường, bảo vệ, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian tổ chức các điểm bán hàng lưu động.

Đảm bảo các mặt hàng trưng bày tại các các điểm bán hàng là Hàng Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý và được phép lưu thông hợp pháp trên thị trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.