Vĩnh Phúc hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất Gốm

Đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất Gốm truyền thống” nằm trong chương trình Khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022.

Nghiệm thu cơ sở sản xuất gốm truyền thống tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên
Nghiệm thu cơ sở sản xuất gốm truyền thống tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên

Vừa qua, Trung tâm Phát triển Công thương (Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc) phối hợp với Cơ sở sản xuất Nguyễn Hồng Quang tổ chức nghiệm thu cơ sở Đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất Gốm truyền thống”.

Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-SCT, ngày 27/7/2022 của Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc phê duyệt nội dung, kinh phí thực hiện chương trình Khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 (đợt 2) và Hợp đồng số 17/HĐKC ngày 28/7/2022 về việc Hợp đồng thực hiện đề án khuyến công năm 2022, sáng 14/9/2022, Trung tâm Phát triển Công thương (Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc) phối hợp với Cơ sở sản xuất Nguyễn Hồng Quang, TT Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức nghiệm thu cơ sở Đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất Gốm truyền thống” (gọi tắt là Đề án).

Đề án được Trung tâm Phát triển Công thương Vĩnh Phúc và Cơ sở sản xuất Nguyễn Hồng Quang triển khai từ cuối tháng 7/2022 với tổng kinh phí đầu tư 380 triệu đồng, kinh phí khuyến công hỗ trợ 155 triệu đồng, sau khi đề án được triển khai Chủ cơ sở đã mạnh dạn đầu tư mua mới 100% các máy móc thiết bị gồm: Lò nung ga tự động, Cấu tạo gồm 03 phần “vỏ lò, lớp bảo ôn, hệ thống đường ống dẫn khí và đầu đốt” thể tích lò 5m3, nhiệt độ Tmax=1300ºc, Tmin=300ºc.

Với ưu điểm vượt trội của các thiết bị trên giúp giảm tiêu hao nguyên liệu, tiết kiệm thời gian nung, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ôi nhiễm môi trường đặc biệt là phát thải độc hại so với khi nung bằng than; chất lượng sản phẩm đồng đều, sản phẩm tốt sau nung đạt 95%.

Việc triển khai thực hiện Đề án đã tạo điều kiện cho Cơ sở ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất Gốm truyền thống. Qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Gốm, giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đồng thời, giúp tạo doanh thu ổn định cho cơ sở và người lao động. Tại buổi nghiệm thu, đại diện chủ cơ sở cũng bày tỏ niềm phấn khởi trước sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền các cấp thông qua công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả từ các hoạt động khuyến công, trong thời gian tới, Trung tâm Phát triển Công thương Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh đa dạng hóa các nội dung khuyến công, gắn với nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ tích cực, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo đà phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ