Luôn là ngành "hot"
Công nghệ thông tin (CNTT) là một trụ cột của kinh tế tri thức, là ngành kinh tế mũi nhọn mang tính đột phá, giữ vai trò nền tảng, thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hiện hữu và tác động đến mọi mặt của cuộc sống.
Khẳng định điều này, thầy Trần Xuân Thanh cho rằng, hiện nay nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT đạt mức cao nhất và sẽ tiếp tục tăng. Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực CNTT mỗi năm, và đến năm 2020 sẽ thiếu hơn 500.000 nhân lực CNTT.
"CNTT là ngành luôn nằm trong top 10 những ngành nghề có thu nhập cao nhất trong nhiều năm liền" - thầy Thanh cho hay.
Cơ hội việc làm lớn, vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT cũng rất phong phú. Chia sẻ rõ hơn về điều này, thầy Trần Xuân Thanh cho biết, sinh viên ngành CNTT sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí công việc là lập trình viên tại các doanh nghiệp sản xuất phần mềm;
Quản trị mạng và hệ thống cho các tổ chức vừa và nhỏ, có khả năng phát triển để trở thành quản trị hệ thống tại các cơ sở lớn như ngân hàng, công ty chứng khoán; kiểm thử viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án, trưởng nhóm phát triển tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước; nhân viên kỹ thuật phòng CNTT của các công ty, doanh nghiệp, hoặc tổ chức nhà nước;
Chuyên gia phát triển phần mềm, chuyên gia xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT-TT; Kiến trúc sư, quản trị dự án, chuyên gia tư vấn, trưởng nhóm phát triển phần mềm, điều hành trong các dự án phần mềm;
Người phân tích/thiết kế/lập trình phát triển hệ thống phần mềm; người quản trị cơ sở dữ liệu/quản trị hệ thống thông tin; chuyên gia tư vấn giải pháp tích hợp hệ thống; kỹ sư thiết kế, phát triển, đánh giá, quản trị dự án các hệ thống truyền thông và mạng Internet thế hệ mới;
Kỹ sư thiết kế, phát triển, các ứng dụng mới, các hệ thống thông tin quản lý thế hệ mới, đa phương tiện tại các công ty phần mềm lớn (Microsoft, Google, Facebook, Samsung, Viettel, ...;
Kỹ sư tư vấn, thiết kế, quản trị dự án phát triển các hệ thống an toàn an ninh thông tin tại các đơn vị như BKAV, Viettel,…
Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hệ kỹ sư có nhiều cơ hội học tập, làm việc trong các cơ sở nghiên cứu hoặc giáo dục của nhà nước (như các trường đại học, các viện nghiên cứu).
Trường ĐH Thành Đô - địa chỉ uy tín đào tạo ngành CNTT. |
Địa chỉ đào tạo CNTT uy tín
Theo thầy Trần Xuân Thanh, hằng năm, Khoa CNTT của Trường ĐH Thành Đô cung cấp cho thị trường lao động hàng trăm kỹ sư CNTT, cử nhận Tin học ứng dụng và cử nhân Lập trình máy tính có chất lượng cao. Đặc biệt, số lượng sinh viên Trường ĐH Thành Đô tốt nghiệp hệ kỹ sư ra trường nhận được nhiều cơ hội làm việc tốt trong các tổ chức kinh doanh CNTT như các công ty phần mềm, công ty tích hợp hệ thống, các công ty thương mại …
Điểm khác biệt trong đào tạo CNTT tại Trường ĐH Thành Đô là luôn thúc đẩy đưa công nghệ mới vào nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên, gắn việc học của sinh viên với các dự án thực tế. Khoa CNTT luôn khuyến khích và đánh giá cao các sinh viên tham gia phát triển các sản phẩm cá nhân ứng dụng trong thực tiễn.
Việc đào tạo nhân lực CNTT với nền tảng kiến thức cơ sở chuyên môn rộng, chú trọng đến năng lực, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng triển khai các giải pháp công nghệ, vận hành hệ thống và kỹ năng mềm.
Chương trình đào tạo liên tục cập nhật theo sự dẫn dắt của các xu hướng công nghệ, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học và xã hội. Khoa CNTT – Trường ĐH Thành Đô đã sớm đưa các học phần phát triển ứng dụng, trò chơi trên nền tảng di động như Android, iOS,… vào nghiện cứu và giảng dạy.
"Được đào tạo tốt, bài bản, trên 70% sinh viên ngành CNTT của trường có việc làm ngay từ năm học cuối với mức thu nhập khởi điểm khi ra trường là 7-12 triệu/tháng, có trường hợp đã đạt 30-40 triệu/tháng" - thầy Thanh chia sẻ.
Tuy nhiên, thầy Trần Xuân Thanh cũng lưu ý, để theo học ngành CNTT, các bạn trẻ cần có khả năng tư duy logic và nắm chắc kiến thức các môn như Toán, Vật lý.
"Để thành công trong lĩnh vực CNTT, sinh viên không thể thiếu niềm đam mê công nghệ; sự thông minh và có óc sáng tạo; ngoài ra, cần có ngoại ngữ mà đặc biệt là tiếng Anh" - thầy Thanh cho hay.