Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng 4.0

GD&TĐ - “Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung cầu lao động khi có sự sự xuất hiện của các robot. Việt Nam sẽ là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng 4.0”, TS Trần Mạnh Đức - Vụ Văn hóa-Giáo dục-Thanh niên-Thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội đã chia sẻ tại Hội thảo "Giải pháp mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP" do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hương Việt Group tổ chức chiều 5.4, tại Hà Nội

Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, sẽ làm cho lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng 4.0. Ảnh Xuân Diệp
Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, sẽ làm cho lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng 4.0. Ảnh Xuân Diệp

Theo như phân tích của TS. Trần Mạnh Đức, cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất trong thời đại cách mạng 4.0 là cạnh tranh nguồn nhân lực.

Nếu Việt Nam không chuẩn bị tốt sẽ hụt hơi và không qua được cái bẫy thu nhập trung bình. Thực tế hiện nay thị trường lao động đang gặp phải chính là chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như cân đối lao động.

"Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần đổi mới chất lượng nguồn lao động, sự thay đổi này cũng được bổ sung tại Dự thảo Luật giáo dục Đại học", ông Đức nói.

Cùng quan điểm với TS Trần Mạnh Đức về chất lượng nguồn lao động của Việt Nam hiện nay, TS Lê Kim Dung - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ TB&XH cho biết, nguồn lao động Việt Nam dồi dào và ổn định. “Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm phải bàn”, TS Kim Dung nhấn mạnh.

TS Lê Kim Dung - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ TB&XH

Bà Dung dẫn chứng, hiện nay tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Bà Dung cũng cho biết chúng ta nhìn vào chỉ số của ASEAN, Singapore 85% các trường đào tạo nghề và cao đẳng xin được việc làm, tuy nhiên lực lượng này của chúng ta rất thấp.

Mặc dù có sự cải thiện rất lớn chuyển dịch từ cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhưng cả năm 2017 lao động nông nghiệp và phi chính thức vẫn chiếm trên 60%.

Đánh giá tác động của CPTPP tới phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, bà Dung cho rằng, CPTPP đang tạo ra cả những cơ hội và thách thức.

Phân tích về cơ hội, bà Dung cho rằng đó là cơ hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp như tạo ra nhiều cơ hội trong việc hợp tác lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ hội học tập, bồi dưỡng, trao đổi nâng cao trình độ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra sẽ có thêm nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Theo bà Dung thách thức lớn nhất của lao động Việt Nam đó là tính cạnh tranh sẽ là thách thức lớn nhất trong khi mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm.

Cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới nhằm tăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác.

Bà Dung cũng đề xuất cần tăng cường đào tạo, áp dụng công nghệ trong quá trình đào tạo. Đồng thời, gắn kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.