Trường học sáng tạo thời 4.0

GD&TĐ - Nhà trường trong giáo dục 4.0 phải là môi trường phát hiện, nuôi dưỡng ươm mầm sức sáng tạo, phát triển năng lực sáng tạo, sáng nghiệp cho học sinh. Đó phải là trường học sáng tạo.

Nhà trường trong giáo dục 4.0 phải là môi trường phát hiện, nuôi dưỡng ươm mầm sức sáng tạo, phát triển năng lực sáng tạo, sáng nghiệp cho học sinh. Ảnh minh họa/internet
Nhà trường trong giáo dục 4.0 phải là môi trường phát hiện, nuôi dưỡng ươm mầm sức sáng tạo, phát triển năng lực sáng tạo, sáng nghiệp cho học sinh. Ảnh minh họa/internet

Kịch bản phát triển của trường học

Chương trình giáo dục nhà trường là chương trfnh giáo dục sáng tạo: với mục tiêu phát triển năng lực sáng tạo, sáng nghiệp cho người học, chương trình giáo dục cần phát triển cho người học hệ thống tư duy như: tư duy logic, tư duy hình tượng, tư duy biện chứng, tư duy ngôn ngữ, tư duy quy trình, tư duy khoa học chứng nghiệm, tư duy kỹ thuật công nghệ, tư duy kinh tế, tư duy chính trị, tư duy quản lý.

Theo PGS.TS Trịnh Văn Minh và TS Vũ Thúy Hằng – Khoa Quản lý Giáo dục Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội); Nhà trường là nơi tốt nhất để phát triển sự sáng tạo có chủ đích đối với học sinh.

Thực hiện sứ mệnh đào tạo công dân sáng tạo, sáng nghiệp, nhà trường tất yếu có thay đổi căn bản về mục tiêu, nội dung đào tạo, hình thức tổ chức dạy và học. Nhà trường trong giáo dục 4.0 phải là môi trường phát hiện, nuôi dưỡng ươm mầm sức sáng tạo, phát triển năng lực sáng tạo, sáng nghiệp cho học sinh.

Mặt khác, để thích ứng với sự phát triển mọi mặt của xã hội, phù hợp với người học trong giai đoạn mới, nhà trường bắt buộc ứng dụng công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, hệ thống thực - ảo trong tổ chức dạy học, giáo dục của nhà trường.

Vì vậy nhà trường sáng tạo và vì sự sáng tạo của người học là một trong những kịch bản của trường học trong xu thế vận động của giáo dục đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

PGS.TS Trịnh Văn Minh và TS Vũ Thúy Hằng phân tích, Trường học sáng tạo và vì sự sáng tạo là một tổ chức sáng tạo có những đặc điểm như:

Sứ mệnh nhà trường là giáo dục thế hệ trẻ thành thế hệ của những công dân sáng tạo, sáng nghiệp.

Mục tiêu giáo dục của nhà trường là phát triển nhân cách sáng tạo cho người học, đào tạo công dân sáng tạo, sáng nghiệp nhằm xây dựng đất nước mình, quốc gia mình trở thành quốc gia sáng tạo, quốc gia khởi nghiệp.

Trường học sáng tạo cần có chương trình giáo dục có tính mở, thích ứng nhanh với thay đổi của xã hội về nhu cầu nhân lực, trình độ phát minh và ứng dụng các công nghệ thông minh, IOT, trí tuệ nhân tạo. Hệ thống môn học sáng tạo, tích hợp, cân đối, chú trọng các môn học nghệ thuật và nhân văn, công nghệ và toán học...

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Đội ngũ sáng tạo và môi trường sáng tạo

Đánh giá sáng tạo. Cụ thể đánh giá có tác dụng khuyến khích, cổ vũ tính sáng tạo ở người học. Đánh giá người học thông qua sản phẩm được tạo ra, ý tưởng theo đuổi, năng lực được trình diễn từ các ứng dụng tích hợp các kiến thức được kiến tạo.

Cũng theo PGS.TS Trịnh Văn Minh và TS Vũ Thúy Hằng, Trường học sáng tạo cần có Đội ngũ giáo viên sáng tạo. Theo đó, giáo viên có năng lực tích hợp liên môn, năng lực dạy học kháni pha dạy học kiến tạo trên cơ sở kiến thức chuyên môn, kiến thức tâm lý giáo dục sâu rộng, đa lĩnh vực; năng lực công nghệ; hiểu biết về sáng tạo, phát triển kỹ năng sáng tạo - hứng thú với giáo dục sáng tạo, có chiến lược và hành động khuyến khích sức sáng tạo ở người học; năng lực đánh giá sáng tạo theo những tiêu chí sáng tạo; năng lực phát triển nghề nghiệp liên tục, là người truyền lửa sáng tạo, thu hút học sinh thực hiện! các hoạt động theo những cách thức mới, nảy sinh các ý tưởng mới,...

Hình thức dạy học đa dạng, kết hợp thực - ảo; phương pháp dạy học và giáo dục có tỉnh hiện đại, linh hoạt, đa dạng có bản chất Ịà ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kết nối internet thông minh,...

Giáo viên phải giúp người học phát ttiển năng lực tự nghiên cứu; tự điều chỉnh và lập trình chương trình học cho mình. Trên cơ sở ấy, người học nghiên cứu, kiến tạo cho mình hệ thống kiến thức thông qua ừải nghiệm, kiểm chứng, hợp tác sáng tạo.

Bên cạnh đó là môi trường dạy học và giáo dục nhà trường cũng cần sáng tạo, chẳng hạn như: số hoá, ứng dụng tích hợp và sử dụng thiết bị ảo, thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo, công nghệ 3D.

Các kết nối wifi, kết hợp thực - ảo, kết nối nhà trường với các nhà trường khác, với đời sống, xã hội thực tế như chuỗi kết nối đời sống thực tế - nhà trường - cơ sợ sản xuất, đơn vị sử dụng lao động làm cho nội dung học tập của người học thực tế, sống động; hệ thống quản lý học tập thông minh; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học vậi thiết bị giáo dục hiện đại, đa tính năng.

Môi trường văn hoá nhà trường là môi trường tôn trọng, khuyến khích và phát triển những khác biệt trong mỗi cá nhân, khuyến khích và nuôi dưỡng sáng tạo của người học, của giáo viên, của các lực lượng khác tong nhà trường.

Nghiên cứu khoa học trong nhà trường được đẩy mạnh, khoa học sư phạm ứng dụng được quan tâm, nghiên cứu khoa học của người học được tăng cường. Các hình thức học tập khác nhau được khuyến khích. Các không gian sáng tạo và mở được phổ biến.

PGS.TS Trịnh Văn Minh và TS Vũ Thúy Hằng cho rằng, những đặc điểm của trường học sáng tạo đòi hỏi người cán bộ quản lý nhà trường phải có khả năng định hướng, kết nối, thống nhất, tạo điều kiện và môi trường sáng tạo cho nhà trường và các lực lượng giáo dục trong nhà trường vận động và phát triển tiềm năng, sức sáng tạo để thực hiện sứ mệnh của nhà trường sáng tạo.

Điều đó đặt ra đối với người cán bộ quản lý phải có khả năng đánh giá sự vận động và phát triển mọi mặt của nhà trường trong mối quan hệ phức hợp giữa các thành tố, các lực lượng trong nhà trường; giữa nhà trường, các thành tố trong nhà trường với các yếu tố bên ngoài xã hội, từ đó định hướng phát triển và tạo những kết nối trong và ngoài trường phục vụ phát triển năng lực sáng tạo cho người học.

Ngoài ra, cán bộ quản lý cần có tầm nhìn chiến lược, sẵn sàng thay đổi và định hướng dẫn dắt nhà trường thay đỏi, sáng tạo để làm chủ cái mới, yêu cầu mới của xã hội.

Đồng thời có khả năng lãnh đạo sáng tạo, khơi dậy và thống nhất ý chí, nỗ lực sáng tạo không ngừng của các lực lượng giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trong nhà trường hướng tới thực hiện mục tiêu, sứ mệnh phát triển nhà trường. Cùng với đó là có hiểu biết và làm chủ những ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong quản lý, xây dựng môi trường học thông minh, sáng tạo.

Bài viết được biên tập, lược ghi từ tham luận của PGS.TS Trịnh Văn Minh và TS Vũ Thúy Hằng tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.