Việt Nam đã thực hiện hơn 3 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19

GD&TĐ - Bộ Y tế sáng 26/6 cho biết, tính đến 16 giờ ngày 25/6/2021, tổng cộng Việt Nam đã thực hiện tiêm 3.087.580 liều vắc xin phòng Covid-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tính đến 16 giờ ngày 25/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 3.087.580 liều vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 150.316 người.

Có thêm 167.646 người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong ngày 25/6/2021 tại 32 tỉnh/TP như sau:

1- Hà Nội: 3.427

2- Hải Phòng: 7

3- Nam Định: 1.845

4- Hà Nam: 84

5- Thanh Hóa: 386

6- Hải Dương: 47

7- Hưng Yên: 192

8- Quảng Ninh: 801

9- Nghệ An: 3.142

10- Cao Bằng: 773

11- Sơn La: 660

12- Thừa Thiên Huế: 457

13- Quảng Nam: 2.194

14- Quảng Ngãi: 4.339

15- Bình Định: 55

16- Ninh Thuận: 1.514

17- Bình Thuận: 168

18- Kon Tum: 850

19- Đắc Lắc: 4.109

20- Đắc Nông: 173

21- TP Hồ Chí Minh: 120.700

22- Bà Rịa Vũng Tàu: 1.453

23- Đồng Nai: 1.635

24- Tiền Giang: 758

25- Long An: 84

26- Lâm Đồng: 4.193

27- Tây Ninh: 210

28- Cần Thơ: 2.210

29- An Giang: 668

30- Bình Dương: 2.373

31- Bình Phước: 1.782

32- Bạc Liêu: 87

33- BV/Viện/Trường: 1.577

34- Bộ Quốc Phòng: 4.693

Phân tích về vấn đề này, TS, BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, vắc xin không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vắc xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vắc xin.

Chuyên gia này nhấn mạnh, vắc xin Covid -19 không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ cơ thể không mang mầm bệnh. Điều này có nghĩa là khi đã tiêm vắc xin, chúng ta có thể không mắc Covid-19, nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác.

Dù hiệu lực của vắc xin không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa Covid-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.