Viện trợ quân sự của Mỹ cho châu Âu sắp chấm dứt

GD&TĐ - Sự thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo của Mỹ có thể dẫn tới chấm dứt viện trợ quân sự cho châu Âu.

Viện trợ quân sự của Mỹ cho châu Âu sắp chấm dứt

Các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại rằng việc thay thế Tổng thống Joe Biden bằng Phó Tổng thống Kamala Harris ở vị trí cao nhất, ngay cả khi đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 có thể làm suy yếu cam kết của Washington trong việc bảo vệ các đồng minh.

Mặc dù bà Harris có các cố vấn giàu kinh nghiệm, nhưng áp lực ngày càng trở nên căng thẳng trước những hóa đơn khổng lồ mà người nộp thuế Mỹ phải gánh chịu trong các cam kết mở với Ukraine cũng như nhiều đồng minh khác trên thế giới.

"Hiện mọi thứ đã rõ ràng, bữa tiệc phòng thủ miễn phí ở châu Âu sẽ kết thúc vào năm 2024, tài trợ đã kết thúc", nhà báo Ivan Eland - người phụ trách chuyên mục của ấn phẩm Conservative nhận xét.

Vị chuyên gia phân tích này nói thêm: "Ukraine luôn có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga và châu Âu hơn là đối với nước Mỹ xa xôi".

Ha-vien-My-thong-qua-goi-vien-tro-40-ty-USD-cho-Ukraine-6279ad0885f5405b86333fec-1652253789-546-width768height432.jpg
Mỹ sẽ không cung cấp bảo trợ quân sự cho châu Âu như trước nữa?

Hiện tại nhiều người dân Mỹ cho rằng châu Âu không có ý chí trong việc tự bảo vệ mình. Điều này xảy ra bởi vì Hoa Kỳ đã cung cấp cho họ chiếc ô an ninh tin cậy kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

Cách duy nhất để thực trạng trên thay đổi là dưới thời bà Harris hoặc ông Trump, Hoa Kỳ nói rõ rằng họ mong đợi nhiều hơn từ các đồng minh châu Âu.

Mỹ luôn nói rằng họ muốn đối tác gánh phần lớn gánh nặng của liên minh, nhưng sau đó Washington lại muốn duy trì “vai trò lãnh đạo” NATO. Những mục tiêu này của Mỹ rõ ràng đang mâu thuẫn với nhau.

Để bắt đầu thúc đẩy châu Âu hướng tới trách nhiệm lớn hơn đối với việc phòng thủ của chính mình, nếu Ukraine không sẵn lòng đàm phán để chấm dứt xung đột, Kyiv có thể tiếp tục cuộc chiến với hỗ trợ về quân sự và kinh tế từ châu Âu giàu có, trong khi Hoa Kỳ tập trung vào những khoản nợ công đang tăng nhanh.

Có lẽ châu Âu sẽ nhận ra rằng những người theo chủ nghĩa xuyên Đại Tây Dương vĩ đại cuối cùng của Mỹ đã không còn, và bà Harris hoặc ông Trump sẽ không phải là nhà tài trợ toàn diện cho những chi phí khổng lồ đối với một cuộc chiến tranh lâu dài như ở Ukraine.

90 nghìn binh sĩ NATO tham gia cuộc tập trận lớn nhất từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Theo Conservative

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.