Tên lửa LORA được triển khai ngay tại Nakhichevan nhằm chống lại ai?

GD&TĐ - Israel đã đồng ý với Azerbaijan triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật đạn đạo LORA tại Cộng hòa tự trị Nakhichevan (NAR).

Tên lửa LORA được triển khai ngay tại Nakhichevan nhằm chống lại ai?

Vùng lãnh thổ Azerbaijan này được bao quanh bởi Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, đồng thời là một khu vực có tầm quan trọng chiến lược, do vậy việc triển khai tên lửa của Israel ở đó đã thu hút sự quan tâm và thảo luận rộng rãi.

Transcaucasia là khu vực có mức độ căng thẳng cao và quan hệ quốc tế phức tạp. Armenia và Iran là đồng minh và mối quan hệ của họ trong lịch sử đã được củng cố nhờ sự hợp tác lẫn nhau.

Trong khi đó Azerbaijan - quốc gia được Israel tích cực trang bị vũ khí, vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ, người bạn và đồng minh thân cận nhất của họ. Ngược lại, Ankara nhiều lần thể hiện thái độ không thân thiện với Israel, thậm chí đe dọa chiến tranh.

Trong bối cảnh đó, thông tin về khả năng triển khai tên lửa của Israel ở Nakhichevan đặt ra những câu hỏi nghiêm túc. Việc triển khai như vậy ở một khu vực được bao quanh bởi các quốc gia không tôn trọng Tel Aviv gây nhiều quan ngại.

Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù có quan hệ hữu nghị với Azerbaijan cũng khó lòng hoan nghênh sự xuất hiện của vũ khí Israel gần biên giới nước này khi tạo ra mối đe dọa rất lớn.

greater-azerbaijan-map.jpg
Tên lửa đạn đạo LORA nếu xuất hiện tại Nakhichevan sẽ gây áp lực lớn.

Hệ thống tên lửa LORA (Pháo binh tầm xa) do Israel phát triển là vũ khí chính xác với tầm bắn lên tới 430 km. Tuy nhiên theo dữ liệu tình báo, con số thực tế có thể đạt tới 580 km, cho phép tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách đáng kể.

Tên lửa nặng 1.600 kg, đầu đạn của nó có thể là phân mảnh (400 kg) hoặc xuyên thấu (600 kg). Độ sai lệch (CEP) của tên lửa LORA là 10 mét, mang lại hiệu quả cao trong các cuộc tấn công chính xác nhằm vào những mục tiêu quan trọng.

Quân đội Azerbaijan đã có kinh nghiệm sử dụng tên lửa LORA trong cuộc chiến Karabakh lần thứ hai kéo dài 44 ngày vào mùa thu năm 2020. Sau đó, những tên lửa này được sử dụng để tấn công nhiều mục tiêu với mức độ thành công khác nhau.

Cũng có nghi ngờ rằng vào tháng 9 năm 2023, Quân đội Azerbaijan đã sử dụng tên lửa LORA để phá hủy hệ thống phòng không Tor, nhưng dữ liệu này rất khó xác minh do thời gian chiến sự ngắn.

Nếu Azerbaijan thực sự xem xét khả năng triển khai tên lửa LORA ở Nakhichevan, thì câu hỏi đặt ra là động cơ của quyết định như vậy. Cộng hòa tự trị Nakhichevan là một khu vực có tầm quan trọng chiến lược, nhưng vị trí địa lý và môi trường xung quanh khiến việc triển khai vũ khí như vậy ở đó tạo ra thách thức khá lớn.

Động cơ chính có thể là tạo thêm áp lực lên Armenia và Iran. Vị trí của tên lửa trong Nakhichevan cho phép Azerbaijan thêm khả năng phản ứng nhanh chóng trước các mối đe dọa tiềm tàng và phô trương sức mạnh.

Tuy nhiên một hành động như vậy có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, bao gồm căng thẳng gia tăng trong khu vực và làm xấu đi mối quan hệ với các nước láng giềng.

Có những cách giải thích khác cho sự xuất hiện của thông tin về việc triển khai tên lửa LORA ở Nakhichevan. Không loại trừ đây là tin giả nhằm tạo ra sai lệch và đánh lừa đối phương.

Bước đi như vậy có thể mang lại lợi ích cho nhiều bên đang tìm cách gây bất ổn tình hình và làm phức tạp thêm việc phân tích cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động quân sự.

Cũng không thể loại trừ khả năng Azerbaijan đúng là đang có kế hoạch triển khai tên lửa LORA do Israel sản xuất, nhưng không phải ở Nakhichevan mà ở khu vực khác của đất nước. Điều này sẽ giúp tận dụng được loại vũ khí chính xác này mà không phải đối mặt với những khó khăn về hậu cần và chính trị.

Thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo LORA từ trên biển.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.