Video Solntsepyok gây ác mộng tại Bakhmut

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Dù chỉ là vũ khí thông thường nhưng tổ hợp Solntsepyok của Nga đang khiến binh sĩ Ukraine tại điểm nóng Bakhmut khiếp sợ.

Nạp đạn cho tổ hợp TOS-1A Solntsepyok.
Nạp đạn cho tổ hợp TOS-1A Solntsepyok.

Theo tờ Kyivpost, lực lượng tác chiến của Quân đội Ukraine tại thành phố Bakhmut vừa nêu ra vũ khí nguy hiểm nhất của Nga thường xuyên sử dụng trong chiến sự tại thành phố chiến lược này.

"Những hệ thống pháo phản lực nhiệt áp Solntsepyok đang gây thiệt hại lớn cho lực lượng của chúng tôi tại điểm nóng chiến sự Bakhmut. Bởi mỗi loạt đạn của Solntsepyok gần như không để lại sự sống tại khu vực chúng tấn công, bất kể bạn đào hầm sâu đến đâu", một chỉ huy của lực lượng Ukraine cho biết.

Ngay trước khi Quân đội Ukraine thừa nhận về sự đáng sợ của Solntsepyok, lực lượng Nga đang tham chiến tại thành phố Bakhmut cũng đã công bố video ghi lại màn tấn công vào mục tiêu quân sự của Ukraine tại đây.

"Đối phương ẩn nấp trong hầm hào và các căn nhà đổ nát. Tuy nhiên, sống sót dưới hỏa lực của pháo nhiệt áp Solntsepyok gần như là bất khả thi. Vũ khí này đã phá hủy hàng chục cứ điểm của đối phương trong những ngày qua", quân đội Nga cho hay.

Chỉ huy pháo binh Nga cho biết họ thường khai hỏa ở khoảng cách chỉ 5 km và các hệ thống Solntsepyok thường là mục tiêu ưu tiên số một của quân đội Ukraine. Kíp vận hành pháo nhiệt áp phải tính toán phần tử bắn, khai hỏa chính xác và rút khỏi vị trí trong thời gian ngắn nhất có thể.

"Mọi tính toán phải hoàn hảo. Đối phương liên tục tìm cách truy tìm chúng tôi nhưng không thành công", chỉ huy khẩu đội Nga cho biết thêm.

Tổ hợp Solntsepyok có tên đầy đủ là TOS-1 Solntsepyok được phát triển từ thời Liên Xô với định danh là pháo phun lửa, sử dụng pháo phản lực mang đầu đạn nhiệt áp để diệt bộ binh, khí tài và công sự kiên cố.

Biến thể TOS-1A Solntsepyok bắt đầu biên chế năm 2001, được tăng tầm bắn và trang bị máy tính đường đạn cùng nhiều cải tiến khác.

TOS-1A chuyên bắn thẳng vào mục tiêu trong tầm nhìn xạ thủ, thay vì bắn cầu vồng từ khoảng cách hàng chục km như pháo phản lực thông thường. Toàn bộ 24 quả đạn có thể phóng ra trong 6-12 giây, tùy thuộc chế độ bắn.

Mỗi quả đạn cỡ 220mm chứa nhiên liệu cháy và hai liều nổ độc lập. Khi rơi xuống mục tiêu, liều nổ đầu tiên được kích hoạt để phát tán nhiên liệu cháy thành đám mây lớn bao phủ diện tích rộng.

Liều nổ thứ hai sẽ đốt cháy đám mây này trong tích tắc, tạo ra vụ nổ lớn và hút sạch oxy ở xung quanh. Nhiệt độ cao 2.500-3.000 độ C cùng áp suất đột ngột thay đổi từ vụ nổ có thể phá hủy nhiều khí tài cơ giới, đồng thời gây sát thương với những binh sĩ trú ẩn trong thiết giáp và công sự kiên cố.

Giới quân sự cho rằng TOS-1A là vũ khí phù hợp cho tác chiến ở Bakhmut, do nhiều đơn vị Ukraine đang cố thủ trong công sự và mạng lưới chiến hào dày đặc, vốn có khả năng chống chịu tốt với đạn pháo thông thường.

Tổ hợp TOS-1A Solntsepyok tác chiến tại Bakhmut.

Cả Ukraine và Nga đều đang dồn lực vào trận chiến ở Bakhmut. Phía Ukraine nói rằng trận chiến ở Bakhmut, nơi có dân số khoảng 80.000 người trước chiến sự, là chìa khóa để kìm hãm lực lượng Nga ở mặt trận miền đông.

Trong khi giới chức Kiev và đồng minh đánh giá sức ép thuyên giảm ở mặt trận Bakhmut, quân chính quy Nga trong ngày 24/3 tiếp tục mở các mũi tiến công khác dọc theo chiến tuyến.

Các đơn vị Nga tập trung vào trận tuyến Lyman - Kupiansk ở phía bắc Donbass và Avdeevka ở phía nam, cạnh thủ phủ Donetsk của tỉnh cùng tên. Cả hai khu vực đều được phương Tây đánh giá là mục tiêu quan trọng trong chiến dịch tấn công của Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...