Video chuyên gia phẫu thuật hệ thống tên lửa ATACMS

GD&TĐ - Các chuyên gia Nga đang nghiên cứu hệ thống dẫn đường và điều chỉnh đường bay của tên lửa chiến thuật tác chiến ATACMS của Mỹ.

(Ảnh từ clip)
(Ảnh từ clip)

Những tên lửa này có 3 con quay hồi chuyển laser dạng vòng trong hệ thống dẫn đường. Chúng giúp tên lửa đi theo quỹ đạo đạn đạo định sẵn. Ngoài ra còn có 1 ăng-ten GPS, giúp tên lửa được điều chỉnh đường bay ở giai đoạn đầu và các giai đoạn cuối.

“Chúng tôi có thể phân tích hoạt động của hệ thống tên lửa trong toàn bộ giai đoạn của quỹ đạo bay", một chuyên gia cho biết khi trả lời phỏng vấn của RIA Novosti.

ATACMS là tên lửa đạn đạo tác chiến - chiến thuật được phát triển bởi công ty Lockheed Martin của Mỹ. Nó có thể được phóng từ hệ thống phóng loạt. Khối lượng tên lửa từ 1.320 đến 1.670 kg, chiều dài 3,96 m. Tầm tấn công của tên lửa từ 140 đến 300 km.

Mỹ bắt đầu cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine năm 2023. Đặc biệt, ngày 23/6/2024, hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ 4 tên lửa như vậy trên bầu trời Sevastopol.

1 tên lửa ATACMS bị lệch khỏi quỹ đạo bay do đầu đạn phát nổ trên không. Số người bị thương trong vụ tấn công này lên tới hơn 150 người, 4 người thiệt mạng.

Binh sĩ Ukraine đã cố gắng tấn công các lãnh thổ của Nga trong bối cảnh một chiến dịch đặc biệt ở Donbass. Chiến dịch này được Tổng thống Putin công bố ngày 24/2/2022 do tình hình trong khu vực ngày càng trầm trọng do bị pháo kích bởi quân đội Ukraine.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một vụ thử hạt nhân tại Nevada của Mỹ.

Quốc gia nào vẫn đang thử hạt nhân?

GD&TĐ - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một dự luật từ bỏ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) vào năm ngoái, với lý do Mỹ từ chối phê chuẩn.