Video: Chất nhầy bất thường bao phủ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ

GD&TĐ - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kêu gọi cứu đất nước khỏi thảm họa chất nhầy, lớp cặn lắng màu xám hoặc xanh lá có thể đe dọa sinh vật biển và ngư nghiệp.

Tàu thuyền của ngư dân chìm trong "chất nhầy" bất thường. Ảnh: AFP.
Tàu thuyền của ngư dân chìm trong "chất nhầy" bất thường. Ảnh: AFP.

Chất nhầy biển (sea snot) là một loại bùn, hình thành khi tảo bị thừa dưỡng chất do biến đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn nước.

Theo trang Guardian (Anh), chất nhầy này từng được ghi nhận lần đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2007. Hiện tượng này cũng xuất hiện ở các vùng biển Aegean gần Hy Lạp. Tuy nhiên, đây là lần ô nhiễm nghiêm trọng nhất.

Đợt bùng phát mới nhất ở biển Marmara gần Istanbul được cho là lớn nhất trong lịch sử.

Các chuyên gia cho rằng lượng lớn chất nhầy xuất hiện gần đây là do sự kết hợp của ô nhiễm môi trường và sự nóng lên toàn cầu, làm tăng tốc độ phát triển của tảo gây ra bùn nhầy.

Nguồn video: Guardian

Tổng thống Erdogan đã kêu gọi cứu đất nước khỏi thảm họa chất nhầy, lớp cặn lắng màu xám hoặc xanh lá có thể đe dọa sinh vật biển và ngư nghiệp.

Erdogan cho rằng nguyên nhân tạo ra chất nhầy ở biển Marmara là nước thải chưa qua xử lý và nhiệt độ gia tăng. Theo ông, vấn đề sẽ rất lớn nếu chất nhầy lan ra biển Đen. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai một đội chuyên gia kiểm tra nguồn gây ô nhiễm ở biển.

Biển Marmara là vùng biển nổi trải rộng 281 km từ vùng đông bắc tới tây nam và chỗ rộng nhất là 80 km. Vùng biển này nối liền với biển Đen thông qua Bosphorus hay còn gọi là eo biển Istanbul ở đông bắc. Các ngư dân trên biển Marmara không thể hoạt động do chất nhầy phủ kín motor và lưới đánh cá.

Những thợ lặn báo cáo một lượng lớn cá và sinh vật biển chết ngạt. Do sự phát triển mạnh của chất nhầy, vài loài đang bị đe dọa bao gồm hàu, trai, sao biển, theo giáo sư Bayram Ozturk ở Hiệp hội nghiên cứu hải dương Thổ Nhĩ Kỳ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.
Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.