Liệu thế hệ Z ở Mỹ có thể phá vỡ con đường truyền thống từ đại học đến sự nghiệp?
Larry Summers, nhà kinh tế học từng giữ chức vụ Chủ tịch Đại học Harvard trong 5 năm đã giải thích về sự trì trệ của giáo dục như sau: “Chúng ta thiếu những người đủ tầm để đổi mới trong giáo dục đại học. Nhiều trường đại học hiện nay như Harvard, Yale, Princeton, hoặc Stanford không khác gì so với năm 1975, từ cơ sở vật chất cho đến chương trình hoạt động.
Những vấn đề của giáo dục đại học đã được tranh luận trong nhiều năm, nhưng sự xuất hiện của thế hệ Z vào thời điểm này khiến cuộc tranh luận trở nên sôi sục. Giáo dục có thể đang thay đổi, nhưng nó không thay đổi đủ nhanh để phù hợp với thời đại và đáp ứng được mong muốn của thế hệ Z”.
Chi phí ngày càng cao
Từ năm 1978, chi phí cho giáo dục công lập 4 năm đã tăng 151,1% trong khi thu nhập trung bình của gia đình chỉ tăng 20,2%. Đặc biệt, từ năm 2004, mức nợ trung bình của sinh viên đã tăng 74%. Theo Cục Dự trữ Liên bang, tại Hoa Kỳ, hơn 17 triệu người đi vay là sinh viên dưới 30 tuổi và có tổng số nợ là 376,3 tỷ USD.
Đối với một người vay ở độ tuổi 20, khoản vay sinh viên trung bình hàng tháng là 351 USD và khoản thanh toán trung bình hàng tháng là 203 USD. Số dư nợ cho vay sinh viên trung bình của người Mỹ ở độ tuổi 20 là khoảng 22,135 USD.
Chỉ có 27% thanh niên tốt nghiệp đại học có khoản vay sinh viên nói rằng họ đang sống thoải mái, so với 45% sinh viên tốt nghiệp đại học ở độ tuổi tương tự mà không có dư nợ.
Dựa vào những con số đáng kinh ngạc này, không có gì ngạc nhiên khi 67% thế hệ Z cho rằng mối quan tâm hàng đầu của họ là có đủ khả năng học đại học và 1/5 thế hệ Z nói rằng họ phải tránh được nợ bằng mọi giá. Vì vậy, họ sẽ khám phá các giải pháp thay thế giáo dục.
Ngoài ra, 75% thế hệ Z nói rằng có nhiều cách khác để có được một nền giáo dục tốt hơn là vào đại học.
Kéo dài tuổi thọ và thời đại đổi mới
Tuổi thọ toàn cầu của con người đã kéo dài từ 31 vào năm 1900 lên 71 vào năm 2015. Khi y học và công nghệ tiếp tục phát triển, con người sẽ sống lâu hơn. Trên thực tế, người đầu tiên sống đến 150 tuổi có thể đã được sinh ra.
Dell Technologies dự đoán 85% công việc vào năm 2030 vẫn chưa xuất hiện. Những đột phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ mang đến việc làm mới mà con người chưa từng nghe hay biết đến.
Chẳng hạn như trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ, sau thành công tiếp cận sao Hỏa, phát hiện sóng hấp dẫn… các nghề nghiệp viễn tưởng đang được cất nhắc hình thành như kỹ sư khai thác quặng không gian, hướng dẫn viên du hành vũ trụ…
Vậy làm thế nào để các tổ chức phát triển chậm mà Summers đề cập đến có thể chuẩn bị một cách hiệu quả cho thế hệ Z? Câu hỏi thế hệ Z đặt ra là: Bằng cấp 4 năm sẽ duy trì họ như thế nào trong hơn 100 năm sự nghiệp của mình trong một thế giới thông minh? Thế hệ Z sẽ phải cam kết học hỏi liên tục và sẽ hướng tới những nhà tuyển dụng tương lai của họ để cung cấp khả năng học tập đúng lúc mà họ cần và khao khát.
Học hỏi trong môi trường thực tế
Thế hệ Z đang cân nhắc nghiêm túc việc từ bỏ trình độ học đại học truyền thống để đến làm việc cho một công ty cung cấp chương trình đào tạo giống như trường đại học. Và các công ty đang chuẩn bị xoay trục.
Jenn Prevoznik, Giám đốc Toàn cầu của Bộ phận Thu hút Nhân tài Sớm tại SAP, gần đây đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: “Thế hệ Z bỏ học đại học để đến làm việc cho SAP bởi vì điều thực sự quan trọng là kỹ năng của họ không nhất thiết là bằng cấp.
Tại Đức và Bangalore (Ấn Độ), SAP mang lại nền giáo dục đại học cho nhân viên của họ. Vào cuối tuần, các giáo sư đến các tòa nhà của SAP và dạy cho nhân viên toàn thời gian. SAP từng có kế hoạch tuyển dụng 7.000 nhân viên thế hệ Z”.
James Manyika, Chủ tịch kiêm Giám đốc McKinsey Global Institute cho biết: “Trong khuôn viên trường đại học, có điều gì đó bất thường đang xảy ra: Sinh viên thế hệ Z đang hỏi các nhà tuyển dụng của công ty rằng liệu các công ty có thể giúp họ có được những kỹ năng mới khi việc làm thay đổi hay không”. Thực tế, với nhiều ý tưởng liên quan trực tiếp đến thế hệ Z, các công ty như AT&T và Walmart đang ưu tiên cao việc đào tạo lại nhân viên.
Thay đổi quan điểm của các bậc cha mẹ
Thế hệ X (cha mẹ của thế hệ Z) coi giáo dục như một giấc mơ. Thực tế, thế hệ X là một sự khác biệt, họ cho rằng thế hệ Z nên ưu tiên ngành luật và y khoa. Thế hệ X coi trọng giáo dục như vậy nên họ đã truyền niềm tin và nhu cầu học đại học cho thế hệ Z.
Nhiều người cho rằng lý do duy nhất mà trường đại học vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay là do áp lực của xã hội và bạn bè. Trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh thế hệ X, bạn sẽ thất bại trong vai trò cha mẹ nếu con bạn không học đại học.
Trong khi đó, chỉ có 39% các bậc cha mẹ thuộc thế hệ Y tin rằng bằng đại học dẫn đến một công việc tốt và thu nhập cao hơn trong suốt cuộc đời. Tin cậy của thế hệ Y vào bằng đại học dường như đang dao động và nó sẽ xuất hiện trong quá trình nuôi dạy con của họ.