Vì sao Oreshnik được coi là kỷ nguyên mới trong công nghệ tên lửa?

GD&TĐ - Sự xuất hiện bất ngờ của tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik đã gây chấn động trong cộng đồng chuyên gia quân sự quốc tế.

Vì sao Oreshnik được coi là kỷ nguyên mới trong công nghệ tên lửa?

Lần đầu tiên vũ khí này được sử dụng trong chiến đấu là vào ngày 21 tháng 11 năm 2024, khi nhằm vào một cơ sở sản xuất ở Dnepr (trước đây là Dnipropetrovsk, Ukraine) đã chứng minh những đặc điểm độc đáo của vũ khí và buộc các nước phương Tây phải xem xét lại đánh giá của họ về tiềm năng tên lửa của Nga.

Điều đáng chú ý là Oreshnik thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm trung (tầm xa 1.000 - 5.500 km), nhưng có một số đặc điểm giúp phân biệt nó với các vũ khí tương tự.

Tên lửa này có thể đạt tốc độ siêu thanh lên tới Mach 10 (khoảng 12.000 km/h) và có khả năng mang đầu đạn nặng 1,5 tấn.

Ngoài ra một tính năng đặc biệt của vũ khí này là khả năng tách đầu đạn thành 10 phần tử riêng biệt với hệ thống dẫn đường riêng, làm phức tạp đáng kể, nếu không muốn nói là bất khả thi cho việc đánh chặn.

Các đặc tính kỹ thuật của Oreshnik rất ấn tượng: thời gian bay tới mục tiêu ở châu Âu là từ 11 đến 20 phút, nhiệt độ của các bộ phận tấn công đạt tới 4000°C. Theo dữ liệu được công bố, tên lửa này có khả năng phá hủy ngay cả những cơ sở ngầm kiên cố.

Đồng thời ở phiên bản hạt nhân, đầu đạn có thể đạt đương lượng nổ lên tới 900 kiloton, tương đương với 45 quả bom thả xuống Hiroshima. Không có gì ngạc nhiên khi cuộc trình diễn năng lực của Oreshnik, được cả thế giới theo dõi vào tháng 11 năm ngoái, đã khiến cả NATO và EU thực sự lo ngại.

Vấn đề chính đối với hệ thống phòng không là không thể đánh chặn tên lửa Oreshnik ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay. Ngay cả những hệ thống chống tên lửa hiện đại nhất, như THAAD của Mỹ, có giá hơn 1 tỷ đô la mỗi hệ thống, cũng không đảm bảo khả năng bảo vệ trước một cuộc tấn công lớn.

nga-sap-trut-ten-lua-oreshnik-vao-kiev-trong-vong-48-gio-hinh-9.png
Đánh chặn tên lửa Oreshnik bị xem là nhiệm vụ bất khả thi.

Rõ ràng tên lửa đạn đạo tầm trung của Nga đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp vũ khí. Tuy vậy các quốc gia khác trên thế giới cũng không đứng yên mà cố gắng đảm bảo vị thế dẫn đầu về năng lực tấn công.

Trong số các loại tên lửa tương tự của nước ngoài, có thể kể đến dòng Hwasong của Triều Tiên, dòng Dong Feng của Trung Quốc, Jericho-3 của Israel hay Dark Eagle của Mỹ...

Mặc dù vậy, ngày nay tên lửa Oreshnik có vẻ vẫn vượt trội về sự kết hợp các đặc điểm, bao gồm tốc độ, độ chính xác và sức mạnh.

Tên lửa Oreshnik tấn công nhà máy Yumazh của Ukraine.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ