Vì sao người ta thường đối xử tệ với người thân nhưng lại khoan dung với người lạ?

Hành vi của chúng ta thay đổi tùy với các đối tượng khác nhau mà chính chúng ta không ý thức được điều đó. Nghiên cứu khoa học của Mỹ sẽ giúp lý giải cơ chế ẩn kiểm soát hành động và lời nói của chúng ta.

Vì sao người ta thường đối xử tệ với người thân nhưng tử tế, khoan dung với người lạ?
Vì sao người ta thường đối xử tệ với người thân nhưng tử tế, khoan dung với người lạ?

Giáo sư tâm lý học Deborah South Richardson từ trường Georgia Regents University, Mỹ đã phát hiện ra vì sao hành vi của con người thay đổi tùy thuộc vào đối tượng xung quanh và điều gì tạo nên sự thay đổi ấy.

Hãy cùng lý giải vì sao chúng ta lại cư xử khác biệt khi đối với người lạ và người thân để tìm cách ngăn chặn hành vi này trong tương lai.

Nguyên nhân 1: Chúng ta nghĩ rằng tình cảm đủ lớn để chịu đựng

Vì sao người ta thường đối xử tệ với người thân nhưng lại khoan dung với người lạ? 1

Một ngày của chúng ta phải dành thời gian với người lạ hoặc người thân.

Trong khi ở nơi làm việc hay trường học, chúng ta phải mang khuôn mặt vui vẻ đối diện mọi người, cư xử lịch sự nhất, để tỏ ra tốt bụng và có văn hóa trước mặt người khác.

Tuy nhiên, khi về đến nhà hoặc ở cùng những người thân thiết, chúng ta sẽ buông lỏng ngay lập tức.

Chúng ta thấy thoải mái hơn khi được là chính mình bên cạnh người thân. Tuy nhiên là chính mình cũng có nghĩa là thể hiện mọi mặt tính cách, kể cả mặt xấu.

Nghiên cứu của giáo sư Deborah xác nhận con người thường vô thức bộc lộ sự tức giận đối với người chúng ta cảm thấy thân thiết nhất, vì chúng ta tin rằng tình cảm với họ đủ lớn để chịu đựng được điều này.

Do đó, càng thân, càng tin tưởng, chúng ta càng cảm thấy có thể tăng giới hạn cho mối quan hệ này.

Nguyên nhân 2: Chúng ta không dám thể hiện bản thân khi ở cạnh người lạ

Vì sao người ta thường đối xử tệ với người thân nhưng lại khoan dung với người lạ? 2

Khi gặp gỡ người mới, chúng ta không thực sự thể hiện tính cách thật của mình. Chỉ khi đã thân thiết hơn chúng ta mới dám thể hiện. Ngay cả khi họ làm chúng ta khó chịu, chúng ta cũng không dám làm lớn chuyện vì ta không rõ họ sẽ phản ứng ra sao.

Nhưng với người thân thì lại khác. Khi người thân làm điều gì khiến ta khó chịu, chúng ta sẽ thoải mái nói điều đó ra. Bởi chúng ta quá thân thiết với người nhà, hoặc là người yêu, nên chúng ta dễ cởi mở về những điều mình không thích ở họ.

Chúng ta biết ngay cả khi mình quát tháo, gây chiến với họ, chúng ta cũng sẽ không bị tổn thương.

Nguyên nhân 3: Chúng ta không thể chịu đựng tính xấu của người sống cùng một thời gian dài

Vì sao người ta thường đối xử tệ với người thân nhưng lại khoan dung với người lạ? 3

Chúng ta không bỗng dưng ghét tính cách của bạn cùng phòng, người nhà, hay bạn thân. Thực tế là chúng ta chỉ ngừng chịu đựng những điều mà vốn ta đã không thích ở họ.

Càng ở cùng nhau lâu thì khả năng chịu đựng những tính xấu của chúng ta lại càng kém.

Điều này không xảy ra với người lạ vì chúng ta không ở cùng họ đủ lâu để đến mức hết sức chịu đựng họ. Ngay cả khi họ làm phiền bạn, bạn cũng ngại nói vì bạn biết mình sẽ không phải chịu đựng họ lâu.

Làm thế nào để ngăn chặn kiểu hành vi này?

Vì sao người ta thường đối xử tệ với người thân nhưng lại khoan dung với người lạ? 4

Như đã nói ở trên, có những lý do khiến chúng ta đối xử tệ với người thân hơn người lạ. Vậy làm thế nào để không rơi vào cái "bẫy tâm lý" này?

- Tách khỏi người thân khi cần: Nếu chúng ta dành quá nhiều thời gian với người thân, chúng ta có thể cảm thấy sức chịu đựng của mình trước những tính xấu của người thân giảm đi. Khi đó, hãy tách khỏi họ một thời gian, để xem xét lại mối quan hệ với một góc nhìn mới và nhìn nhận những điều tốt đẹp của người thân.

- Cùng người thân tham gia giao lưu với những người khác: Khi có những người không thân thiết lắm bên cạnh, chúng ta sẽ thấy mình cư xử lịch sự, tử tế, khoan dung hơn, và người thân của bạn cũng sẽ như vậy. Khi đó, cả hai bạn sẽ được thấy cách hành xử tử tế của nhau.

Hiểu được lý do dẫn tới hành vi của mình sẽ giúp chúng ta kiểm soát bản thân và khoan dung với người thân hơn mỗi khi có xu hướng nổi nóng và trân trọng sự hiện diện của họ hơn.

Theo giadinhmoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.