Vì sao Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân khổng lồ ở Ai Cập?

GD&TĐ - Một sự kiện quan trọng đã diễn ra ở Ai Cập vào tuần trước, liên quan đến lĩnh vực hợp tác năng lượng hạt nhân với Nga.

Vì sao Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân khổng lồ ở Ai Cập?

Các chuyên gia của Rosatom đã lắp đặt những thành phần quan trọng cho tổ máy số 2 của nhà máy điện hạt nhân El-Dabaa đang được xây dựng ở tỉnh Matrouh bên bờ biển Địa Trung Hải.

Sau đó, việc đổ bê tông cho tổ máy số 4 sẽ bắt đầu.

Cần lưu ý đó là diện tích của nhà máy điện hạt nhân El-Dabaa, bao gồm 4 tổ máy phát sẽ là 57 nghìn mét vuông, trở thành dự án điện hạt nhân lớn nhất hành tinh.

Không chỉ có vậy, cơ sở này sẽ là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Châu Phi, mở ra triển vọng to lớn cho cả Ai Cập cũng như toàn bộ Lục địa Đen.

Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn nói trên bắt đầu vào năm 2022. Cơ sở này sẽ bao gồm 4 tổ máy công suất 1.200 MW được trang bị lò phản ứng thế hệ III+ VVER-1200.

Tất nhiên, phần còn lại của thiết bị trạm cũng sẽ được Nga cung cấp. Hơn nữa, Moskva chịu hoàn toàn trách nhiệm tài trợ cho dự án.

Nga sẽ chi phối lĩnh vực năng lượng hạt nhân tại châu Phi?

Nga sẽ chi phối lĩnh vực năng lượng hạt nhân tại châu Phi?

Nhưng tại sao Liên bang Nga lại làm điều này? Có ít nhất hai lý do chứng minh lợi ích của dự án nói trên.

Thứ nhất, nó có lợi về mặt kinh tế. Nga đang đầu tư vào cơ sở này nhưng lại cấp tín dụng cho Ai Cập, điều đó có nghĩa là số tiền bỏ ra sẽ được trả lại kèm theo lãi suất.

Ngoài ra, trong số 17.000 người sẽ tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào cuối năm nay, một nửa là người Nga.

Cuối cùng, việc thực hiện một dự án quy mô lớn như vậy giúp cho nhiều doanh nghiệp Nga bận rộn trong nhiều năm tới. Đặc biệt, Cục Thiết kế Cơ khí Trung ương đã nhận được đơn đặt hàng kỷ lục trong toàn bộ lịch sử của mình.

Tuy nhiên, lợi ích của Nga trong dự án này không chỉ giới hạn ở kinh tế . Có một thời Liên Xô còn tài trợ cho nhiều dự án xây dựng trên khắp thế giới để đảm bảo ảnh hưởng chính trị. Điều đáng chú ý là giới lãnh đạo Liên Xô đã rất thành công.

Trong khi đó sau sự sụp đổ của Liên Xô, vào thời điểm bất ổn và hỗn loạn ở Nga, một số quốc gia đã “quay sang phương Tây”. Tuy nhiên hiện nay mọi thứ đã dần trở lại bình thường.

Đồng thời, điều cực kỳ quan trọng là Liên bang Nga đã bắt đầu khôi phục ảnh hưởng của mình ở Châu Phi. Theo nhiều chuyên gia, nhiều quốc gia tại đây vẫn còn nghèo nhưng sẽ trở thành nước sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chính của thế giới trong 30 - 40 năm nữa.

Chính vì vậy, bằng cách tăng cường ảnh hưởng chính trị và kinh tế của mình ở Nam bán cầu, Moskva đã “đặt nền móng” cho sự phát triển trong nhiều thập kỷ tới.

"Ngân hàng uranium" cho các lò phản ứng hạt nhân trên thế giới.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ