Vì sao khi đăng cơ Ung Chính không ban cái chết cho đối thủ lớn nhất Bát a ca mà lại là Bát phúc tấn?

Trước khi đăng cơ làm hoàng đế, Bát a ca chính là đối thủ lớn nhất của Ung Chính. Nhưng sau khi kế thừa hoàng vị, điều Ung Chính làm đầu tiên lại là ban chết cho Bát phúc tấn, điều này khiến cho nhiều người luôn cảm thấy khó hiểu.

Ung Chính không phải con trai được Khang Hy yêu thương nhất mà người con trai khiến ông đặt nhiều kỳ vọng là Dận Nhưng nên ông cực kỳ chiều chuộng vị a ca này.
Ung Chính không phải con trai được Khang Hy yêu thương nhất mà người con trai khiến ông đặt nhiều kỳ vọng là Dận Nhưng nên ông cực kỳ chiều chuộng vị a ca này.

Năm Khang Hy thứ 13, Hách Xá Lý Hoàng hậu qua đời khi sinh con, để lại đích thứ tử Ái Tân Giác La Dận Nhưng. Vua Khang Hy vì thế mà đau lòng vô cùng.

Khi tiểu hoàng tử vừa tròn 1 tuổi, Khang Hy được Thái Hoàng Thái Hậu ân chuẩn, phá vỡ tổ huấn từ xưa đưa đứa con duy nhất mà Hách Xá Lý để lại lập làm Trữ Quân (vua kế nhiệm hay còn gọi là Thái Tử).

Lúc nhỏ, Dận Nhưng thông minh hiếu học, văn võ toàn tài, được lòng vua cha, thêm vào việc mất mẹ từ nhỏ nên Khang Hy càng yêu thương chiều chuộng đứa con này hơn.

Nhưng hậu quả của việc chiều chuộng quá mức này là sau khi lớn lên, tính tình của Dận Nhưng ngày càng kiêu ngạo ngang ngược, kết bè kết đảng chống lại vua cha, Khang Hy xem xét suy nghĩ kỹ càng rất lâu mới phế bỏ Dận Nhưng. Tuy sau này có được phục vị nhưng cũng không thoát được số phận bị phế.

Vị trí Hoàng Thái tử lại bị trống không ai gánh vác, những đứa con khác của Khang Hy lại bắt đầu hành động, người đầu tiên là Dận Chân (Tứ a ca) và đảng phái của Dận Tự (Bát a ca), hình thành hai thế lực đối kháng lớn trong triều.

Lịch sử Trung Hoa, triều đại nhà Thanh, Ung Chính
Bát a ca luôn là đối thủ lớn trên con đường tranh ngôi vị Hoàng Thái Tử với Tứ a ca, cũng chính là Ung Chính sau này.

Hai thế lực này luôn tranh đấu với nhau kể từ khi Dận Nhưng bị phế lần thứ 2 cho đến trước khi Khang Hy qua đời, đấu đá mãi vẫn không phân cao thấp. Mãi cho đến năm Khang Hy thứ 61, vua Khang Hy đổ bệnh, Long Khoa Đa tuyên đọc thánh chỉ của vua Khang Hy để lại, từ đó Tứ a ca Dận Chân được ngồi lên ngai Hoàng Đế, 9 người con tranh đấu nhau, cuối cùng Dận Chân là người đạt được thắng lợi.

Sau đó, đối diện với đảng phái đối thủ mạnh nhất của mình là Bát Gia, Ung Chính cứ úp úp mở mở chèn ép những kẻ ủng hộ còn lại của đảng phái này.

Lịch sử Trung Hoa, triều đại nhà Thanh, Ung Chính
Sau khi lên ngôi, Bát Vương Gia vẫn luôn là cái gai trong mắt của Ung Chính.

Khi Ung Chính mới lên ngôi, không hề xuống tay với đối thủ của mình, ngược lại còn gia phong Bát Gia làm Hòa Thạc kiêm Thân Vương, để ông tiếp tục cống hiến cho triều đình. Thế nhưng Ung Chính lại ban cái chết cho Bát Phúc Tấn – người mà Bát Gia yêu thương nhất.

Bát Phúc Tấn Quách Lạc La Thị là cháu gái của An Thân Vương, do mẹ mất sớm nên được ông ngoại đưa về nhà nuôi dưỡng, ông ngoại lại vô cùng yêu thương đứa cháu ngoại này, những người cậu khác cũng rất yêu thương chiều chuộng cô, không để cô phải chịu chút ấm ức nào.

Lịch sử Trung Hoa, triều đại nhà Thanh, Ung Chính
Bát phúc tấn là người phụ nữ mà Bát Gia yêu thương, chiều chuộng nhất.

Được sống trong hoàn cảnh như thế, Quách Lạc La Thị không những có khí chất của cành vàng lá ngọc mà còn có tính hào phóng của người con gái dân tộc Mãn. Khi đến tuổi lập gia đình, Quách Lạc La Thị được hứa hôn với Bát Hoàng Tử Dận Tự. Sau khi thành hôn, cuộc sống của hai người vô cùng ngọt ngào.

Bên ngoài, nhờ có được sự ủng hộ từ phía bên nhà ngoại của Quách Lạc La Thị, địa vị của Bát Hoàng Tử cũng được nâng cao lên rõ rệt. Đồng thời nó cũng giúp trong triều ông cũng có quyền lực hơn. Trong gia đình, Bát Phúc Tấn không những quán xuyến nhà cửa đâu vào đấy mà còn xuất mưu hoạch sách cho Dận Tự trong rất nhiều chuyện quan trọng.

Lịch sử Trung Hoa, triều đại nhà Thanh, Ung Chính
Bát Phúc Tấn không chỉ giúp Bát Gia nâng cao địa vị mà còn phò trợ cho ông rất nhiều trong cuộc chiến vương vị.

Tuy nhiên, hai người lấy nhau đã nhiều năm nhưng lại chẳng có được với nhau một đứa con, đứa con duy nhất của Dận Tự là do vợ lẽ Trương Thị sinh. Đối mặt với tình hình như thế, thân làm vua cha, Khang Hy đã từng nghĩ muốn nạp thêm thê thiếp cho Dận Tự nhưng Dận Tự sợ vợ là điều ai cũng biết quá rõ, do Bát Phúc Tấn không muốn nên cuối cùng Dận Tự cũng từ chối yêu cầu của vua cha.

Ông sợ vợ không phải vì Quách Lạc La Thị hung tàn mà là tình cảm hai vợ chồng thực sự rất nồng thắm.

Lịch sử Trung Hoa, triều đại nhà Thanh, Ung Chính
Bát Phúc Tấn dù không thể sinh con nhưng vẫn luôn nhận được sự sủng ái từ Bát Gia khiến ông từ chối cả hôn sự do Khang Hy sắp đặt.

Như trong việc 9 người con trai tranh nhau ngôi vị, Quách Lạc La Thị cũng âm thầm đứng sau để hỗ trợ cho Dận Tự. Tuy rằng cuối cùng vẫn thất bại, Ung Chính vẫn phong ông làm Thân Vương, dần triệt bỏ đi những sự vụ mà Dận Tự nắm trong tay, ngay cả Quách Lạc La Thị cũng nhìn rõ được kết cục.

Ung Chính di tản những người thân mật xung quanh của Bát Gia đi để cô lập ông lại, liên tục bới lông tìm vết gây khó dễ trong những việc ông làm, đồng thời cho người giám sát Bát Gia sợ ông có động tĩnh gì đó nhằm đá mình ra khỏi ngai vàng.

Lịch sử Trung Hoa, triều đại nhà Thanh, Ung Chính
Có thể nói, Bát Phúc Tấn đã nhìn thấy rõ tâm cơ của Ung Chính nhằm vào Bát Gia và trở thành mục tiêu cuối cùng của Ung Chính để diệt trừ thế lực Bát Gia, khiến ông buông bỏ hy vọng tranh giành hoàng vị.

Với Ung Chính mà nói thì sự tồn tại của Quách Lạc La Thị đối với Dận Tự vẫn là một tia hy vọng. Để chặt đứt tia hy vọng này, với tội danh “Đại bất kính”, Ung Chính ra lệnh Dận Tự bỏ vợ. Sau đó ban cho nàng cái chết không chút lưu tình.

Cách làm này của Ung Chính không những đã gây một đả kích lớn cho Dận Tự mà còn chặt đứt luôn cả trụ cột hỗ trợ vững chắc phía sau ông, khiến ông không còn khả năng trở tay.

Theo Công lý & xã hội

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ