Vì sao Khang Hi lúc lâm chung muốn có một nam tử bồi táng?
Theo dõi báo trên
Không chỉ hạ lệnh cho phi tần cùng bồi táng với mình, Khang Hi cũng từng hạ lệnh cho một đại thần thân thiết bên Ung Chính bồi táng cùng ông khiến cho nhiều người đều cảm thấy khó hiểu.
Từ sau khi Đại Thanh tiến vào Trung Nguyên, Khang Hi là vị vua thứ 2 của triều Thanh. Thời niên thiếu cũng bị các quan đại thần khinh thường, không coi ra gì. Khi ấy trong các đại thần trong triều, Ngao Bái là người nắm giữ quyền hành lớn nhất, khiến Khang Hi làm vua lại như bù nhìn.
Cuối cùng, Khang Hi khó khăn lắm mới đoạt lại được quyền lực từ trong tay Ngao Bái, sau này lại giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giữa Tam Phiên và Sa Nga (nước Nga hiện nay). Điều này mới khiến vương triều Đại Thanh trở nên ổn định và hưng thịnh.
những năm cuối đời, Khang Hi từng xuống 2 lần chiếu thư, cần một nam tử bồi táng, tại sao lại vậy?
Người bị Khang Hi chỉ danh bồi táng với mình chính là: Long Khoa Đa. Long Khoa Đa không những là trọng thần của Đại Thanh mà còn là em trai của Hoàng hậu Hiếu Ý Nhân của vua Khang Hi. Với tầng quan hệ như thế thì ắt hẳn có một địa vị quan trọng trong vương triều Đại Thanh.
Trong những năm cuối đời của Khang Hi, những vị hoàng tử luôn tranh giành đấu đá quyền lực lẫn nhau, Khang Hi không hề hạ lệnh rằng mình sẽ cho ai làm người kế vị. Ngai vị Thái Tử cũng vô cùng phức tạp, khó đoán.
Chúng ta đều biết, sau Khang Hi chính là Ung Chính. Ung Chính có thể lên làm Hoàng đế, Long Khoa Đa cũng có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc này.
Ung Chính là con trai thứ tư của Khang Hi, tuy tính tình trầm lặng ít nói, bề ngoài không hề tranh giành với ai nhưng thực ra trong lòng đã có mưu tính từ lâu. Những năm cuối đời Khang Hi không hề hạ lệnh sẽ truyền ngôi cho ai khiến quan hệ của các hoàng tử ngày càng căng thẳng hơn.
Trong khi đó, Long Khoa Đa trong triều lại có quan hệ qua lại khăng khít với Tứ hoàng tử. Khang Hi từng nói bóng gió nhắc nhở Long Khoa Đa rằng phải giữ khoảng cách với các hoàng tử nhưng Long Khoa Đa vẫn kết giao với các hoàng tử.
Khi ấy, Long Khoa Đa với Niên Canh Nghiêu đều là cánh tay trái phải đắc lực, là đại thần đáng tin cậy của Tứ hoàng tử. Sau này, khi Khang Hi hạ lệnh bắt Long Khoa Đa bồi táng cùng mình khiến Long Khoa Đa sợ hãi toát mồ hôi lạnh, ngay lập tức đến bên Khang Hi cầu xin tha mạng.
Khang Hi mới lại ban bố một chiếu thư nữa đề bạt Long Khoa Đa. Điều này cũng khiến Long Khoa Đa càng trung thành hơn với Tứ hoàng tử và sau này là hoàng đế Ung Chính.
Chỉ là khi ấy Tứ hoàng tử không hề hiểu hành động này của Khang Hi. Cho tới khi Ung Chính đăng cơ mới chợt hiểu ra. Đây là Khang Hi muốn để cho Ung Chính hiểu rằng cho dù là công thần lớn tới mức nào thì tính mạng của ông ta cũng đều do hoàng đế kiểm soát.
Đương nhiên, sau khi Ung Chính đăng cơ, những cánh tay trái phải đắc lực của mình cũng sẽ trở thành người được trọng dụng. Tính ra thì Long Khoa Đa cũng được coi là “cậu” của Ung Chính. Đây chính là người được ví là “cậu” đầu tiên được công khai trong thời Thanh và cũng chỉ có duy nhất Long Khoa Đa mới được như thế.
Ung Chính kế vị khiến Long Khoa Đa càng được đà bay cao bay xa. Chỉ là Ung Chính bản tính đa nghi, Long Khoa Đa bị Ung Chính nghi ngờ nên mới xảy ra nhiều tai họa. Ung Chính chèn ép đủ đường, Long Khoa Đa tuy không hề bị xử quyết nhưng bị giam cầm cho tới chết.
Trung Quốc có câu tục ngữ nói rất đúng: “Lòng vua khó đoán”. Tuy Long Khoa Đa trước kia đã giúp đỡ Ung Chính đăng cơ nhưng cuối cùng cũng khó tránh được việc bị Ung Chính nghi ngờ, thế nên mới rơi vào kết cục như vậy.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - 17 gắn bó với trẻ mầm non ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, cô Loan luôn tâm niệm trẻ cần có sự yêu thương, chăm sóc cẩn thận để ươm mầm non tương lai.