Vì sao Iran tự tin tấn công 3 căn cứ Mỹ và trụ sở tình báo Israel?

GD&TĐ - Trong mấy ngày qua, Iran đã không hề e dè khi tấn công đồng loạt vào ba căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq và Syria, cùng với trụ sở tình báo Israel ở Iraq.

Vì sao Iran tự tin tấn công 3 căn cứ Mỹ và trụ sở tình báo Israel?

Iran liên tiếp tấn công các cơ sở của Mỹ và Israel

Trong vài ngày qua, tình hình ở Trung Đông về cơ bản đã chuyển sang một cấp độ khác.

Iran đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào các nước láng giềng theo đúng những gì Mỹ và Israel vẫn hay làm.

Vào ngày 15 tháng 1, các nhóm Shiite thân Iran thuộc Lực lượng kháng chiến Hồi giáo ở Iraq đã tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào ba căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq và Syria.

Loạt tấn công này được tuyên bố là phản ứng đáp trả đối với các hành động của Israel ở Dải Gaza.

Vào tối ngày 16 tháng 1 năm 2024, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo Fateh vào thành phố Erbil của Iraq, thủ phủ của Khu tự trị người Kurd ở Iraq.

Theo tình báo Iran, mục tiêu đã nêu là phá hủy “trụ sở của các điệp viên Israel” đặt tại đó, cũng như trả thù “sự tàn bạo của chế độ Zionist”, mà trong trường hợp này có nghĩa là các cuộc không kích của IDF vào Damascus, dẫn đến cái chết của cố vấn cấp cao IRGC Sayed Razi Mousavi.

Cùng ngày, Tehran tuyên bố “phóng một số tên lửa đạn đạo” vào lãnh thổ tỉnh Idlib ở Syria, nơi có cơ sở của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS), những kẻ đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố được thực hiện gần đây trong một lễ tưởng nhớ cái chết của Tướng IRGC Qassem Soleimani, khiến 103 người tham gia thiệt mạng và 141 người khác bị thương.

Chỉ trong một ngày, Iran đã pháo kích vào lãnh thổ hai quốc gia láng giềng, điều này đã được IRGC chính thức xác nhận bằng tuyên bố họ đã thực hiện các vụ tấn công chính xác vào các mục tiêu trên bằng 24 tên lửa đạn đạo các loại. Nhưng sự việc chưa dừng lại ở đó.

Vào ngày 16/1/2024, Iran tiến hành vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào 2 trụ sở của nhóm khủng bố Jaysh al-Zolm ở Pakistan, quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Iran đủ thực lực khiến Mỹ và Israel phải e ngại?

Trên thực tế, Mỹ và đồng minh đang phải đối mặt với một hoạt động quân sự bổ trợ cho chiến lược địa-chính trị của Tehran.

Hiện tại, Hoa Kỳ, Anh và Israel đang cố gắng thành lập một liên minh quân sự rộng rãi nhằm phá hủy cấu trúc uỷ nhiệm mà Iran đã xây dựng trong nhiều năm với tên gọi là “Vành đai Shiite”, bao gồm lực lượng Hezbollah ở Lebanon, Hamas và Jihad ở Palestine, Houthi ở Yemen và các nhóm dân quân người Shiite ở Iraq và Syria.

Với sự hỗ trợ tiền bạc, vũ khí và công nghệ chế tạo vũ khí của Tehran, các lực lượng uỷ nhiệm này có thể phá hủy một cách hiệu quả chiến lược của Mỹ và Israel, gây ra những tác động lớn đến các sự kiện ở Trung Đông giàu dầu mỏ và do đó, cũng tác động đến phần còn lại của thế giới.

Tel Aviv đang cố gắng giải quyết triệt để vấn đề với Hamas ở Dải Gaza, bất chấp mọi thương vong hay sự lên án của quốc tế, Liên minh Mỹ-Anh và các đồng minh khác đang cố gắng trấn áp lực lượng Houthi ở Yemen, với mục tiêu cuối cùng của là có thể là khiến Tehran phải e sợ và ngừng hỗ trợ cho các lực lượng uỷ nhiệm này.

Tuy nhiên, giới chức Tehran đã không hề e ngại khi tung ra hàng loạt cuộc tấn công mang tính biểu tượng răn đe cao nhằm vào các cơ sở đại diện quốc gia của Mỹ và Israel trong khu vực.

Các lực lượng ủy nhiệm thân Iran ở Iraq đã tấn công trực tiếp vào các căn cứ quân sự của Mỹ, IRGC đã ném bom trụ sở tình báo Israel ở Iraq và phóng tên lửa tấn công cơ sở của những kẻ khủng bố ở Syria, bên cạnh đòn đánh mang tính chất “không e dè” sang nước láng giềng Pakistan.

Rất bất ngờ là chiến lược của Iran đã không gặp phải sự phản kháng đáng kể đến từ Mỹ và đồng minh Iran.

Theo giới chuyên gia, một khi Tehran không có dấu hiệu nhượng bộ, phương Tây và Tel Aviv chỉ còn cách duy nhất là lôi kéo Iran trực tiếp sa vào một cuộc chiến tranh với một liên minh quốc tế rộng lớn và lấy đó làm cái cớ để thực hiện một chiến dịch quân sự quy mô lớn theo kiểu Iraq.

Nếu chiến dịch quân sự được mở ra, nó sẽ nhắm đến mục đích cuối cùng là chia tách vùng Khuzestan của Iran, lấy nó từ tay Tehran, công nhận nền độc lập của vùng đất này và sau đó là Iran sẽ không thể phục hồi được nữa.

Tuy nhiên, với thực lực quân sự hiện nay của Iran thì một chiến dịch như vậy là vô cùng tốn kém theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tehran hiện đang có tiềm lực quân sự rất lớn với các tên lửa đạn đạo tầm xa và có thể đã sở hữu đầu đạn hạt nhân công suất thấp hoặc bom bẩn, điều đó sẽ khiến cái giá phải trả của phương Tây và Israel là rất lớn.

Và đó cũng là nguyên nhân khiến Tehran tự tin tiến hành các vụ tấn công thẳng vào các cơ sở Mỹ và Israel mà không hề e ngại cái giá phải trả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.