Vì sao hôn nhân dần nguội lạnh?

GD&TĐ -Em gái tôi vô cùng hạnh phúc trong ngày cưới. Em mãn nguyện nắm tay tôi lúc ra về “Chị ơi, em vô ngần hạnh phúc khi có anh ấy. Em thấy mình là người quá may mắn”.

Em nói đúng. Một người chồng hết mực yêu thương đến mức cuồng si. Em được chồng chiều chuộng từng ly từng tý, lúc nào cũng sợ xa vợ.

Quá một cũng chút cũng là dở. Ảnh minh họa.
Quá một cũng chút cũng là dở. Ảnh minh họa.

Thế rồi, vì quá yêu, quá thương, quá cuồng, chồng em thành ra áp đặt suy nghĩ của mình lên vợ. Bỗng một ngày trở nên ghen tuông mù quáng, rồi biến thành người quản lý, can thiệp quá sâu tới mức xâm phạm sự riêng tư tối thiểu nhất của vợ. Chỉ một hành động vô tình vợ quan tâm đồng nghiệp nam, thăm hỏi họ cùng cả nhóm cũng bị bắt bẻ. Cuộc sống của vợ dần bị biến đổi theo hướng tiêu cực.

Rồi vào một ngày mưa dông, em vô cùng mệt mỏi khi đồng nghiệp nam cho mượn áo mưa mà bị chồng “chụp mũ” là có tình ý với họ. Trước sự chứng kiến của cả phòng, em xấu hổ và được một phen bẽ mặt với mọi người. Chưa hết, khi em cố giải thích thì vô tình lại làm chồng tức giận đẩy lên cao, anh ta ném chiếc chìa khóa vào mặt vợ. Chìa khóa đồng có cạnh nhọn làm chảy máu bên thái dương, suýt nữa thì gây nguy hiểm trên khuôn mặt em.

Chuyện đến mức này thì em không còn vui vẻ được nữa. Hôm tôi tới thăm, em nói “Chị ơi, giờ em mới hiểu, việc gì cũng vậy “quá đi một chút thật tồi tệ”. Được một thời gian thì em làm đơn ly dị vì không thể chịu nổi cảnh bị chồng quản thúc và đối xử như một tù nhân nữa. Em quyết định rời xa người chồng không hẳn vì hết tình cảm, mà vì cảm thấy ngột ngạt trong cái gọi là tình yêu cuồng si đó của người chồng. Em rùng mình khi nghĩ tới tương lai phải gắn chặt đời mình với một người chỉ biết kiểm soát từng việc nhỏ.

Trái ngược với hoàn cảnh của em, chị họ tôi là lấy phải một người chồng quá thờ ơ với vợ. Anh chồng đối xử với mình bằng sự vô tâm quá đỗi. Anh dành thời gian cho nhiều thứ khác mà theo anh là rất quan trọng. Anh vui vẻ, hân hoan miệt mài không kể thời gian cho bạn bè, ăn nhậu, tán gẫu với đủ loại người. Người ta dành cho anh lời khen, kiểu như “xã giao giỏi” “thân thiện” hoặc “dễ gần” “người của xã hội”, mà lại vô tình rất bàng quang với cảm xúc của vợ.

Anh làm cho vợ có cảm giác xa lánh vì sự lạnh nhạt của mình. Vợ lúc nào cũng ê chề cảm thấy tủi thân. Ốm không được một lời hỏi han. Đau không một viên thuốc. Anh vô tư bỏ mặc chị đi nghỉ mát cùng cơ quan.

Bố mẹ chị ốm, anh chẳng bao giờ hỏi han, chứ chưa nói gì đến thăm. Chẳng bao giờ biếu bố mẹ vợ đồng quà tấm bánh. Anh biện hộ “đàn bà lo việc ấy, chứ đàn ông ai để ý làm gì cho mệt”. Anh chỉ biết hưởng thụ cuộc sống mà chi vun vén chứ tuyệt nhiên không chung tay vun đắp. Lâu dần, chị cảm thấy cô độc trong cuộc hôn nhân của mình.

Đỉnh điểm của sự thất vọng ở chị là hôm chị bị sảy thai do vấp ngã ở ngay cửa nhà, anh đỡ xe chị trước khi đỡ chị, đoạn nói “đi đứng phải cẩn thận chứ. Xe vừa mua 10 triệu đó”. Chị đau điếng không nói được lời nào, suốt buổi tối cứ kêu đau mà anh vẫn dán mắt vào tivi, chẳng hề quan tâm gì. Đến nửa đêm chị không chịu nổi tự gọi taxi đến bệnh viện khi anh còn ngủ say. Vào đến nơi, bác sỹ thông báo chị xảy thai. Kể từ đó, chị trầm hẳn đi.

Cảm giác xót xa, chị khóc tâm sự “có chồng mà cũng như không. Mà có khi không có còn tốt hơn, đỡ tủi thân hơn”. Sang năm thứ 3, không thể chịu đựng thêm nổi, chị chia tay anh. Chia tay anh vì chị cảm thấy mình không được trân trọng, làm cho chị cảm thấy cuộc hôn nhân này không đủ niềm tin để cùng nhau xây đắp. Chia tay vì chị trở thành thừa thãi và bị quên lãng.

Như vậy, hóa ra cái gì quá cũng đều trở thành tiêu cực, không tốt, khó có thể tồn tại lâu dài.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.