Vì sao học sinh ngày càng thiếu hứng thú với môn Văn

GD&TĐ - Có ý kiến cho rằng sở dĩ học sinh ngày càng thiếu hứng thú với môn Ngữ văn là bởi các em bị lôi cuốn vào nhịp sống sôi động trong thời đại bùng nổ thông tin nên ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Tuy nhiên, liệu có phải chỉ do như vậy?

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Qua thực tế đi thực tập sư phạm ở một số trường THPT, cô Nguyễn Khoa Hạnh Ly (giáo viên Trường THPT Thanh Thủy, Phú Thọ) nhận thấy đa số học sinh rất ngại học Văn dù nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của Văn học trong học tập cũng như trong đời sống.

Tồn tại lớn nhất từ phía học sinh khi học Văn, theo cô Hạnh Ly, là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ; hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng còn lúng túng trong khi độc lập giải quyết vấn đề.

Khi chuẩn bị bài học, các em còn bị lệ thuộc vào các tài liệu, sách văn mẫu, không dám thoát li những gì viết trong tài liệu, dẫn đến hạn chế năng lực chủ động sáng tạo trong các hoạt động nghe, nói, đọc, viết.

Học sinh chưa tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể. Nếu phải nói và viết, các em sẽ cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra những câu hỏi có khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ bị lạc hướng.

Tìm nguyên nhân từ người dạy, cô Nguyễn Khoa Hạnh Ly cho rằng, một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học truyền thụ kiến thức một chiều. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức.

Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí giáo viên còn đọc chậm cho học sinh chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học...

Để học sinh hứng thú học Văn, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên rất quan trọng. Một số phương pháp tích cực được cô Hạnh Ly nhắc đến như cách dạy đối thoại, nêu vấn đề, thảo luận, làm việc nhóm,… kết hợp linh hoạt với phương pháp thuyết trình, tạo được chất văn, hồn văn cho các giờ học.

Các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính, bài soạn giảng theo phần mềm powerpoint… được sử dụng hiệu quả. Học sinh được đặt ở vị trí chủ thể tiếp nhận văn học, là người bạn đồng hành cùng thầy cô trong các giờ học Văn.

“Muốn cho học sinh tích cực học tập, có hứng thú học hơn thì chính bản thân người giáo viên phải tích cực hơn trong quá trình chuẩn bài, có kế hoạch tổ chức các hoạt động học tập trên lớp một cách khoa học. Qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy rằng, dạy học theo nhóm là phương pháp khá hiệu quả nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn” – cô Nguyễn Khoa Hạnh Ly chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vở nhạc kịch 'Lửa từ Đất' công diễn từ 15/3. Ảnh: Bình Thanh

Công diễn nhạc kịch 'Lửa từ Đất'

GD&TĐ - Tháng Ba này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ công diễn vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.