Vì sao đại dịch Covid-19 là “môi trường lý tưởng” cho nạn buôn người nở rộ?

GD&TĐ - Hôm qua (1/7), Mỹ cho rằng đại dịch Covid-19 đã tạo ra một “môi trường lý tưởng” cho nạn buôn người phát triển mạnh khi các nước dành nguồn lực đối phó đại dịch. Trong khi đó, người dễ bị tổn thương bị lợi dụng.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

“Báo cáo về buôn người năm 2021” của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng hạ cấp một số quốc gia và nâng hạng các quốc gia khác vì những nỗ lực của họ trong việc chống lại nạn buôn người. Khi công bố báo cáo thường niên trên, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết ước tính gần 25 triệu người trên thế giới là nạn nhân của nạn buôn người.

“Nhiều người bị ép buộc tham gia hoạt động mại dâm thương mại. Nhiều người bị ép làm việc trong các nhà máy hoặc cánh đồng hay tham gia các nhóm vũ trang” – ông Blinken nói – “Đó là một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đó là một nguồn đau khổ to lớn của con người”.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đại dịch Covid-19 đã “tạo ra các điều kiện làm tăng số người có nguy cơ bị buôn bán, làm gián đoạn các hoạt động can thiệp chống buôn người hiện có và đã được lên kế hoạch”.

“Các chính phủ trên toàn thế giới chuyển hướng nguồn lực cho đại dịch, thường là phải bỏ qua các nỗ lực chống buôn người” – báo cáo cho biết – “Đồng thời, những kẻ buôn người nhanh chóng thích nghi để tận dụng các lỗ hổng bảo mật do đại dịch bộc lộ và làm trầm trọng hơn”.

Theo quyền Giám đốc Kari Johnstone của Văn phòng Giám sát và Chống buôn người, sự hợp nhất các yếu tố này “dẫn đến một môi trường lý tưởng cho nạn buôn người trỗi dậy và phát triển”.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ