Vì sao cha mẹ không nên so sánh con với những đứa trẻ khác?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bằng cách liên tục so sánh con mình với những đứa trẻ khác, chúng ta làm tăng mức độ lo lắng và căng thẳng của trẻ.

So sánh con với những đứa trẻ khác làm suy yếu nghiêm trọng lòng tự trọng của con. (Ảnh: ITN).
So sánh con với những đứa trẻ khác làm suy yếu nghiêm trọng lòng tự trọng của con. (Ảnh: ITN).

Hơn ai hết, con cái luôn mong muốn làm hài lòng cha mẹ và việc không đáp ứng được kỳ vọng có thể khiến chúng lo lắng tột độ.

Sự so sánh có thể hạ thấp lòng tự trọng của trẻ, từ đó trẻ bắt đầu tin rằng những người khác đều tốt hơn mình.

Chúng ta sống trong một môi trường cạnh tranh và bản chất cạnh tranh được xây dựng trong hệ thống của chúng ta từ khi còn nhỏ. Những người trẻ tuổi so sánh mức độ nổi tiếng của mình theo nhiều cách khác nhau - mạng xã hội, kết quả học tập, hình ảnh cơ thể, tình trạng gia đình, v.v.

Nhiều cha mẹ cũng bắt đầu chú ý đến việc những đứa trẻ khác nổi bật như thế nào và so sánh những điểm yếu hoặc điểm mạnh của con mình với những đứa trẻ khác. Cha mẹ nghĩ rằng làm điều này sẽ khuyến khích con cái họ trở thành phiên bản tốt hơn nhưng đôi khi nó có thể có tác động tiêu cực đến trẻ.

Hậu quả của việc so sánh con mình với con nhà người ta

Khiến con cảm thấy mình thấp kém

Megha Chopra, một phụ huynh, nhà thơ và doanh nhân người Ấn Độ, nói: “So sánh con với những đứa trẻ khác làm suy yếu nghiêm trọng lòng tự trọng của con. Đừng để con bạn cảm thấy thua kém người khác bởi mọi sự so sánh đều là một đòn tấn công bạo lực thầm lặng vào lòng tự trọng của trẻ.”

Kích hoạt “ngòi nổ” trong tâm trí

Đôi khi trẻ em phải chịu đựng những lời chỉ trích từ gia đình một cách vô lý. Thói quen này có thể phát triển niềm tin rằng có điều gì đó không ổn với trẻ. Trẻ sẽ có cảm giác “Mình không đủ giỏi, mình không đủ tốt”.

Suy nghĩ đó len lỏi và nằm im lìm trong tâm trí như một tế bào xấu, cho đến ngày nào đó một ngòi nổ kích hoạt nỗi đau tiềm ẩn, khiến tâm trí và cơ thể trẻ rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Khiến trẻ bị rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là biểu hiện dễ thấy ở những đứa trẻ hay bị so sánh. (Ảnh: ITN).
Rối loạn lo âu là biểu hiện dễ thấy ở những đứa trẻ hay bị so sánh. (Ảnh: ITN).

Rối loạn lo âu là biểu hiện dễ thấy ở những đứa trẻ hay bị so sánh. Động lực của con bạn sẽ bị suy giảm và mức độ căng thẳng, lo lắng của chúng sẽ tăng lên nếu bạn so sánh chúng với những đứa trẻ khác.

Thay vì so sánh, hãy ngồi cùng với con, nói về những lý do và những khó khăn mà chúng đang gặp phải. Cha mẹ luôn là tấm gương cho con cái, hãy cẩn thận và đừng vẽ nên hình ảnh tồi tệ về cách nuôi dạy con cái.

Trẻ cảm thấy bị từ chối

Bi kịch lớn nhất đối với một đứa trẻ là không được thừa nhận. Nói cách khác, bị từ chối ở độ tuổi non nớt đó sẽ gieo mầm cho các vấn đề sức khỏe tâm thần rõ ràng.

Trẻ trở nên kiêu ngạo

Theo Chopra, đôi khi sự so sánh cũng có thể khiến một đứa trẻ tin rằng mình vượt trội so với phần còn lại, cướp đi sự khiêm tốn của trẻ và truyền sự kiêu ngạo một cách tinh vi vào tính cách của trẻ.

Cha mẹ nên làm gì?

Áp lực quá mức về thành tích là điều tồi tệ nhất đối với trẻ em và tạo ra kết quả tiêu cực. (Ảnh: ITN).
Áp lực quá mức về thành tích là điều tồi tệ nhất đối với trẻ em và tạo ra kết quả tiêu cực. (Ảnh: ITN).

Nếu cha mẹ đặt ra những tiêu chuẩn thực tế thay vì chỉ trích con cái, họ sẽ thấy kết quả học tập của chúng được cải thiện đáng kể. Ở giai đoạn này, xây dựng sự tự tin và giá trị bản thân là vô cùng quan trọng.

Giúp trẻ đương đầu với những điểm yếu của mình

Khi cha mẹ biết được điểm yếu của con mình thì phải hỗ trợ, giúp đỡ để trẻ thúc đẩy bản thân. Mặc dù điều này không dễ dàng, nhưng chúng có thể đạt được với sự hỗ trợ và động lực vô điều kiện từ cha mẹ.

Áp lực quá mức về thành tích là điều tồi tệ nhất đối với trẻ em và tạo ra kết quả tiêu cực. Cha mẹ không nên cướp đi niềm vui trong cuộc sống của con cái mình. Thay vào đó, hãy tạo điều kiện để trẻ có không gian phát triển cũng như chứng tỏ giá trị của chúng.

Không ai hoàn hảo trong tất cả các lĩnh vực. Nhưng bằng cách tiếp cận tích cực và động viên trẻ mà không so sánh chúng với những đứa trẻ khác có thể giúp trẻ làm điều tốt, trở thành những cá nhân tự tin và thành công.

Theo indiatimes.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ