Vì sao càng trưởng thành, con trai càng dễ xung đột với bố?

GD&TĐ - Những xung đột cha con dường như diễn ra phổ biến hơn trong quá trình trưởng thành của trẻ, đặc biệt là các bé trai.

Khi cậu con trai còn rất nhỏ, cha cậu đã được tôn thờ, nhu cầu kiểm soát và thống trị của người cha đã được thể hiện đầy đủ từ lúc này. (Ảnh: ITN).
Khi cậu con trai còn rất nhỏ, cha cậu đã được tôn thờ, nhu cầu kiểm soát và thống trị của người cha đã được thể hiện đầy đủ từ lúc này. (Ảnh: ITN).

Một người bố tên Y. chia sẻ: “Gần đây con trai tôi luôn phàn nàn rằng ước muốn lớn nhất của nó là rời khỏi nhà này và không bao giờ muốn gặp lại bố nữa”.

Vợ tôi khi ấy cũng rất bực mình, cô ấy cho rằng thằng bé không nghe theo kỷ luật, nó lười biếng và không chịu tìm cách để tiến bộ hơn. Chúng tôi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan...”.

Thực tế, mâu thuẫn cha và con trai nhiều hơn so với mâu thuẫn giữa mẹ và con gái, nhất là khi con trai đang ở độ tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân là do một mặt, mâu thuẫn giữa cha và con là do sự bộc lộ cảm xúc có phần thô bạo của nam giới. Mặt khác, chịu ảnh hưởng của vai trò và quan niệm truyền thống, nam giới nhìn chung có ham muốn kiểm soát, thống trị mạnh mẽ.

Khi cậu con trai còn rất nhỏ, cha cậu đã được tôn thờ, nhu cầu kiểm soát và thống trị của người cha đã được thể hiện đầy đủ từ lúc này. Nhưng khi người con trai lớn lên, khát vọng độc lập mạnh mẽ của cậu lại xung đột với mong muốn kiểm soát của cha, và xung đột giữa hai cha con nảy sinh.

Thứ hai là sự thiếu hiểu biết của trẻ. Thay đổi nổi bật nhất trong giai đoạn “ẩm ương” là sự phát triển khả năng tự nhận thức, đòi hỏi xã hội phải thừa nhận vị thế độc lập, quan niệm độc lập và hành vi tự chủ của mình.

2. Thay doi noi bat nhat.jpg
Thay đổi nổi bật nhất trong giai đoạn “ẩm ương” là sự phát triển khả năng tự nhận thức, đòi hỏi xã hội phải thừa nhận vị thế độc lập, quan niệm độc lập và hành vi tự chủ của mình. (Ảnh: ITN).

Trẻ thường có những suy nghĩ “mặc kệ như thế nào, ta đều muốn tự mình nếm thử, không muốn người khác can thiệp". Đó là lý do tại sao một số người gọi đó là “thời kỳ nổi loạn”. Giai đoạn này thường là giai đoạn trung học cơ sở.

Nhiều bà mẹ còn cho rằng họ không kiểm soát được con trai mình nữa vì chúng không vâng lời. Đây là biểu hiện của quá trình chuyển đổi tâm lý của trẻ. Nghĩa là, trẻ em phải luôn độc lập khỏi mối quan hệ tâm lý phụ thuộc vào cha mẹ và trở thành một con người xã hội độc lập.

Một nhà tâm lý học đã từng nói: “Nhiều trường hợp con trai không vâng lời, chống đối cha xảy ra như một điều tất yếu trong quá trình phát triển”. Hơn nữa, giữa họ còn có sự xung đột về giá trị. Người cha cảm thấy “mình áp đảo so với con về kiến ​​thức, kinh tế và công sức mình đã bỏ ra”.

Tuy nhiên, con cái thường nghĩ, tại sao cha mẹ không quan tâm đến những khía cạnh khác ngoài kiến ​​thức và tiền bạc? Điều này phản ánh sự khác biệt về giá trị giữa hai thế hệ. Nói cách khác, trong mắt trẻ, việc kiếm được nhiều tiền không làm cha mẹ trở nên vĩ đại.

Vậy, làm thế nào để giải quyết tình trạng đối đầu giữa cha và con trai? Trước hết, điều này đòi hỏi cả hai bên phải cùng nhau trau dồi kỹ năng giao tiếp tình cảm. Thứ hai, người cha phải đáp ứng ở một mức độ nhất định những yêu cầu về tính tự lập của con và buông bỏ khi đến lúc phải buông tay.

Có thể chấp nhận những yêu cầu của con, bao gồm cả những thất bại của con. Đừng nói “Tùy con, bố không quan tâm. Nếu con làm sai, thì hối hận cũng đừng quay lại cái nhà này”. Thay vào đó, hãy bao dung và để con có một nơi trú ẩn an toàn. Đừng coi sự “tự lập” của con là sự nổi loạn.

Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp cụ thể sau đây:

Về mặt tâm lý, đôi khi bạn hãy đóng vai một đứa trẻ, hiểu các vấn đề từ góc nhìn của trẻ và trải nghiệm cảm xúc của trẻ.

Ví dụ, nếu bạn đặt mình vào vị trí của trẻ và tưởng tượng: “Lần thi này tôi bị điểm kém, tôi cảm thấy rất bực bội…”. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu con mình hơn.

​Khi bạn không hiểu con mình, bạn có thể có những cuộc trò chuyện tưởng tượng với con. Cuộc đối thoại hai chiều tưởng tượng sẽ giúp các ông bố có được sự hiểu biết mới về con cái.

Truyền đạt những cảm xúc nhất định từ kinh nghiệm sống của chính bạn cho con. Ví dụ, nghĩ về cảm xúc của bạn khi gặp thất bại trong công việc, điều này sẽ rất hữu ích để trải nghiệm tâm lý của con trong những tình huống tương tự.

Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái không chỉ là trò chuyện bằng miệng mà còn bao gồm giao tiếp bằng văn bản. Trong một số trường hợp, giao tiếp bằng văn bản thường đạt được những hiệu quả mà giao tiếp bằng miệng không thể đạt được.

Theo m.xzbu.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người tuy tuổi còn trẻ nhưng đã suy giảm ham muốn tình dục. Ảnh minh họa: L.N

Phái mạnh cũng có lúc 'yếu'

GD&TĐ - Sức khỏe sinh lý từ lâu đã được coi là biểu tượng làm nên bản lĩnh và sự tự tin của phái mạnh.