Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Ngày 3/3, ngư dân Nghệ An đã bắt được con cá 8 kg hình dáng giống sủ vàng, được chào mua với giá lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng chủ sở hữu chưa bán. Vài năm gần đây, người đi biển ở Đồng Nai, Bến Tre cũng may mắn bắt được cá sủ vàng và "đổi đời chỉ sau một đêm".

Lý giải về giá trị của cá sủ vàng, tiến sĩ Nguyễn Đức Cự, Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) - từng có đề tài nghiên cứu về cá sủ vàng- cho biết điều tạo nên giá trị tiền tỷ của chúng không nằm ở thịt, vẩy mà chính là bong bóng. "Bóng cá sủ vàng là nguyên liệu để tạo chỉ khâu trong y khoa. Loại chỉ này có khả năng tự hủy sau khi khâu cho bệnh nhân", ông Cự nói.

Bên cạnh đó, theo quan niệm từ lâu đời của Trung Quốc thì món ăn từ cá sủ vàng luôn là "cao lương mỹ vị". Họ cho rằng, thực phẩm này sẽ mang đến may mắn và làm ăn tấn tới. Trước đây cá sủ vàng có giá khoảng 15-20 triệu/kg, hiện có thể lên 30-40 triệu/kg.

Giáo sư Mai Đình Yên, chuyên gia về cá cho biết thêm, loài cá này chủ yếu được bán sang các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ, Trung Quốc - những quốc gia có công nghệ sản xuất chỉ khâu từ bóng cá. Ngoài ra vảy cá cứng nên còn dùng để tạo vật gảy đàn.

Cá sủ vàng tên khoa học Otolithoides biauritus, thuộc bộ cá vược. Miệng của chúng rộng, mõm nhọn, điểm nhận dạng rõ nhất là màu vàng nghệ.

Tại Việt Nam, cá sủ vàng phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông châu thổ Sông Hồng, sông Cửu Long. Trên thế giới, chúng phân bố tại Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết, dù hiếm gặp nhưng chúng chưa được đưa vào Sách đỏ.

Video con cá nghi là sủ vàng được trả giá cao do ngư dân Nghệ An bắt được

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.