Vì sao Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?

GD&TĐ - Để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội vay theo phương thức tái cấp vốn.

Vì sao Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?

Nhằm phát triển bền vững thị trường bất động sản trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ loạt giải pháp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để đáp ứng nhu cầu nhà ở của số đông người dân hiện nay.

Đáng chú ý, Bộ Xây dựng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà cho công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.

Con số này tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2022 – 2030, cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị sớm có Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Nghị quyết này nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn như vấn đề giao đất, dành quỹ đất cho nhà ở xã hội; chọn chủ đầu tư; ưu đãi cho chủ đầu tư nhà ở xã hội; xác định giá bán, thuê, đối tượng và điều kiện hưởng chính sách. Các điểm nghẽn này đang khiến doanh nghiệp, chủ đầu tư không mặn mà với nhà ở xã hội.

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, dư nợ tín dụng đối với nhà ở xã hội vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ (chỉ chiếm 0,71% tổng dư nợ tín dụng bất động sản).

Lý giải nguyên nhân, bà Giang cho rằng, trong thời gian qua, nguồn cung nhà ở phân khúc này còn thấp, đồng thời, các tổ chức tín dụng được chỉ định chưa triển khai cho vay đối với nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP do chưa được bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất.

"Đối với cho vay nhà ở xã hội, khó khăn lớn nhất là nguồn vốn cho vay các chương trình còn hạn chế, nguồn cung nhà ở xã hội tại các địa phương còn khan hiếm, nhiều công trình chưa khởi công theo kế hoạch đăng ký, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công trình.

Ngoài ra, nhiều đối tượng có nhu cầu nhưng qua rà soát không đủ điều kiện vay vốn (chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện việc xây dựng mới nhà để ở, chưa tách khẩu…)", lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thông tin.

Đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cấp cho các dự án nhà ở xã hội, nhà cho công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.

Đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cấp cho các dự án nhà ở xã hội, nhà cho công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.

Trong năm 2022, trên cả nước có 9 dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới với quy mô 5.526 căn hộ, có 114 dự án với 6.196 căn hộ đã hoàn thành xây dựng, có 27 dự án với 8.245 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Bên cạnh đó, cả nước có 2 dự án nhà ở công nhân được cấp phép mới với quy mô 1.729 căn hộ, có một dự án với 32 căn hộ đã hoàn thành xây dựng, có 4 dự án với 2.328 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Trước nhu cầu bức thiết về nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cũng cho biết cần hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” để tăng nguồn cung phù hợp với nhu cầu, khả năng của người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu cao về nhà ở có thể tiếp cận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...

Tìm hiểu thấu chi là gìThấu chi online dành cho doanh nghiệp