Đến nay, bản chất chính xác và nguyên nhân của các vết bớt vẫn là chủ đề tranh luận sôi nổi trong giới khoa học, tất cả đều đồng ý rằng có hai loại vết bớt chính – vết bớt mạch máu và vết bớt sắc tố.
1. Bớt mạch máu
Vết bớt mạch máu, như tên của nó, do một bó mạch máu dày đặc đặc biệt bất thường ở một vị trí nhất định, dẫn đến sự xuất hiện vùng da màu đỏ hoặc tím trên cơ thể. Gần một nửa trẻ sơ sinh có bớt mạch máu do mao mạch giãn rộng, y như mạng nhện nhưng các vết bớt này thường biến mất trong vòng 18 tháng đầu.
2. Bớt sắc tố
Các vết bớt sắc tố là do một lượng tế bào sản xuất sắc tố quá mức trong một vùng tập trung của cơ thể. Một số dạng phổ biến của các vết bớt sắc tố là nốt ruồi, bớt màu cà phê.
Nốt ruồi có thể là dạng bớt sắc tố bình thường nhất mà mọi người thường bỏ qua. Thực chất, chúng là những bất thường trong các tế bào sắc tố trên cơ thể và phần lớn vô hại. Nếu bạn ở độ tuổi trung lưu 10-30 và dễ bị nốt ruồi, không có gì là bất thường cả vì chúng có thể xuất hiện theo thời gian khi cơ thể phát triển.
Một dạng khác của bớt sắc tố được biết đến là vết bớt màu "cà phê sữa" (theo cách gọi của người Pháp). Dạng bớt này hình bầu dục, màu nâu. Vết bớt này có thể lớn dần và đậm màu hơn theo độ tuổi nhưng thường không gây ra vấn đề sức khỏe. Tuy vậy, nếu các vết bớt cứ lớn dần và to hơn đồng xu, bạn vẫn nên đến cơ sở y tế sớm để tránh nguy cơ đó là các u nhọt thần kinh.
Mặc dù hầu hết mọi người đều có ít nhất một vết bớt ở một vị trí nào đó, ngay cả khi họ không thường xuyên nhìn thấy nó hoặc coi đó là nét đẹp riêng, những dấu bớt từ lâu đã được coi là dấu hiệu thần thoại và huyền bí. Các vết bớt không di truyền và khác nhau với từng người. Ở các nền văn hoá khác nhau, những vết bớt xuất hiện trên cơ thể trẻ sơ sinh có thể là lời nguyền hoặc điềm lành nào đó.
Một số nền văn hóa cho rằng một vết bớt trên trẻ sơ sinh là biểu hiện cho thấy người mẹ đã bị tác động cảm xúc mạnh trong thời kỳ mang thai. Số khác lại cho rằng khi mang thai, người mẹ chạm nhiều vào một vị trí nhất định khiến con sinh ra bị hằn vết chạm đó tạo thành bớt hoặc đơn giản màu sắc của vết bớt tương đồng với màu sắc của đồ ăn mà người mẹ thường ăn trong thai kỳ.
Ở một số nền văn hóa khác, họ coi các bớt là vết sẹo từ kiếp trước hoặc liên quan đến các dấu hiệu thiên văn. Tuy nhiên, vấn đề xoay quanh nguồn gốc của các vết bớt vẫn đang để ngỏ và cần nhiều nghiên cứu sâu xa hơn trước khi các nhà khoa học có thể đưa ra kết luận chính xác về nó.