Về Quảng Ninh ra biển đào cát “săn vàng“

GD&TĐ - Với một nhát dậm chân, phóng mai thật nhanh để hất mai cát lên là chú sá sùng hồng tươi bị bắt sống. Giá trị của loại sản phẩm này dao động, nhảy múa tùy theo chất lượng, mỗi kg sá sùng khô giá trị tương đương với 1 chỉ vàng thời điểm hiện tại.  

Vào mùa này, khi con nước rút đi, những người phụ nữ lại bắt đầu công việc hàng ngày của mình bằng một chiếc mai, một chiếc rổ để đổ ra bãi biển mưu sinh.
Vào mùa này, khi con nước rút đi, những người phụ nữ lại bắt đầu công việc hàng ngày của mình bằng một chiếc mai, một chiếc rổ để đổ ra bãi biển mưu sinh.
Đó là nghề săn sá sùng trên những bãi bồi ven biển thuộc các xã Đồng Tiến, Xuân Đài, Quan Lạn… của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Những người phụ nữ phải nai nịt từ khẩu trang đến găng tay và kể cả đôi ủng để che chắn đi cái nắng, cái gió…, đảm bảo sức khoẻ suốt nhiều giờ đồng hồ trên biển.
Đó là nghề săn sá sùng trên những bãi bồi ven biển thuộc các xã Đồng Tiến, Xuân Đài, Quan Lạn… của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Những người phụ nữ phải nai nịt từ khẩu trang đến găng tay và kể cả đôi ủng để che chắn đi cái nắng, cái gió…, đảm bảo sức khoẻ suốt nhiều giờ đồng hồ trên biển.
Ngư dân bắt đầu từ lúc thuỷ triều rút cạn, với chiếc thuổng trên vai, chiếc rá toòng teng bên mình là có thể nuôi sống cả gia đình.
 Ngư dân bắt đầu từ lúc thuỷ triều rút cạn, với chiếc thuổng trên vai, chiếc rá toòng teng bên mình là có thể nuôi sống cả gia đình.
Về Quảng Ninh ra biển đào cát “săn vàng“ ảnh 3
Mỗi kg sá sùng tươi mua tại bãi bồi sau khi được bắt lên có giá từ 250 – 400 nghìn đồng, tuỳ theo mùa và theo kích cỡ. 
Sá sùng là loại thân mềm, sinh sống ở vùng bãi cát ven biển, đặc biệt là nơi thuỷ triều lên xuống tạo ra những roi cát. Sá sùng có da trơn, thân tròn màu hồng nhạt, dài khoảng hơn 10cm - 15cm.
 Sá sùng là loại thân mềm, sinh sống ở vùng bãi cát ven biển, đặc biệt là nơi thuỷ triều lên xuống tạo ra những roi cát. Sá sùng có da trơn, thân tròn màu hồng nhạt, dài khoảng hơn 10cm - 15cm.
Nghề săn sá sùng đã gắn bó với nhiều đời người dân ở xã Đông Xá. Tuổi thơ nhiều người luôn gắn liền với chiếc mai, chiếc rổ đi đào, đi soi sá sùng.
  Nghề săn sá sùng đã gắn bó với nhiều đời người dân ở xã Đông Xá. Tuổi thơ nhiều người luôn gắn liền với chiếc mai, chiếc rổ đi đào, đi soi sá sùng.
“Phải thật tinh mắt mới phát hiện được đâu là tổ của sá sùng, đâu là tổ của những loài vật khác” - chị Lục Thị Bình trú thôn Đông Thành xã Đông Xá (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết - “Phát hiện tổ của chúng, phải đào thật nhanh, chỉ cần chậm một chút là chúng sẽ biến mất trong cát…”.
  “Phải thật tinh mắt mới phát hiện được đâu là tổ của sá sùng, đâu là tổ của những loài vật khác” - chị Lục Thị Bình trú thôn Đông Thành xã Đông Xá (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết - “Phát hiện tổ của chúng, phải đào thật nhanh, chỉ cần chậm một chút là chúng sẽ biến mất trong cát…”.
Thương lái thu mua ngay tại bãi cát bồi, sau khi ngư dân bắt được sá sùng.
 Thương lái thu mua ngay tại bãi cát bồi, sau khi ngư dân bắt được sá sùng. 

Thành quả sau một ngày vất vả đào cát, săn vàng.
Thành quả sau một ngày vất vả đào cát, săn vàng. 
Huyện Vân Đồn hiện có ba địa điểm khai thác nguồn lợi sá sùng tự nhiên.
Huyện Vân Đồn hiện có ba địa điểm khai thác nguồn lợi sá sùng tự nhiên. 

Theo UBND huyện Vân Đồn, chỉ tính riêng khu vực bãi Chương Xá, xã Đông Xá có số lượng cộng đồng dân cư khoảng 800 người đang sinh sống bằng nghề khai thác sá sùng và các thuỷ sản khác.

“Từ cơ sở trên, UBND huyện Vân Đồn đề xuất đưa khu vực bãi sá sùng này vào vùng bảo vệ, khai thác nguồn lợi thuỷ sản trong giai đoạn đến năm 2035, từng bước chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, an sinh xã hội cho người dân…”, văn bản của UBND huyện Vân Đồn nêu rõ.

Đây cũng là nguyện vọng của hàng ngàn người dân hàng ngày hành nghề, sinh sống bằng việc đào sá sùng tự nhiên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ